Bình luận

Mức hưởng BHYT khi đi khám trái tuyến năm 2023

  • Tác giả : Thúy Nga
Khám bảo hiểm thông tuyến là trường hợp đặc biệt của khám bảo hiểm trái tuyến và được hưởng như khám bảo hiểm đúng tuyến.

Hỏi: Tôi không khám ở huyện mà lên tỉnh khám và điều trị thì được trả lời là trái tuyến. Xin hỏi, khám, chữa bệnh trái tuyến là gì và mức hưởng cụ thể được quy định như thế nào? Thông tuyến có phải trái tuyến không?

Nguyễn Thu Hường (Phú Thọ)

Trả lời: Theo quy định thì người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc mua bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện đều phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở y tế tuyến địa phương ở cấp huyện thị xã nơi sinh sống hoặc làm việc.

Việc khám chữa bệnh ở những bệnh viện khác thuộc cấp tỉnh, thành phố hay ở 1 huyện/ thị xã khác không phải là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có thể được coi là khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trái tuyến (trừ một số trường hợp).

Khám bảo hiểm thông tuyến là trường hợp đặc biệt của khám bảo hiểm trái tuyến, tuy nhiên Căn cứ Khoản 4, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2014 khám bảo hiểm thông tuyến sẽ được tính như khám bảo hiểm đúng tuyến.

Khi đi khám bảo hiểm trái tuyến hoặc vượt tuyến người tham gia vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, mức hưởng BHYT được quy định cụ thể căn cứ theo Khoản 3, Điều 22, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2014. Cụ thể:

- Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương trong phạm vi đối tượng tham gia.

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước: 100% chi phí điều trị nội trú, còn điều trị ngoại trú thì sẽ không được thanh toán.

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng dù điều trị ngoại trú hay nội trú.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP