Dữ liệu y khoa

Món ăn “vượt” hội chứng tiền mãn kinh

  • Tác giả : LY Vũ Quốc Trung
(khoahocdoisong.vn) - Theo y học cổ truyền, tiền mãn kinh chủ yếu là do chức năng mạch yếu, thái xung mạch yếu chậm. Dùng món ăn để chữa trị hội chứng tiền mãn kinh vừa an toàn có hiệu quả nhưng phải căn cứ vào bệnh chứng thuộc thận âm suy hay thận dương suy.

Phụ nữ ở thời kỳ sắp mãn kinh hoặc vì nguyên nhân gì đó, sau khi mất đi chức năng của buồng trứng, xuất hiện một số triệu chứng bệnh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ợ nóng, mất ngủ, tim đập nhanh, các cơn bốc hoả, thay đổi tính tình, tăng cân, có polip và u xơ, loãng xương, thậm chí bị viêm đa khớp …. Đến giai đoạn mãn kinh, các cơn bốc hoả, lo âu, thay đổi tính khí, trầm cảm và đổ mồ hôi đêm trở nên trầm trọng hơn, ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Tiểu nhiều, đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện, són nước tiểu và mất ham muốn tình dục do âm đạo khô…. Dùng món ăn để chữa trị hội chứng tiền mãn kinh vừa an toàn có hiệu quả.

Theo y học cổ truyền bệnh này chủ yếu là do chức năng mạch yếu, thái xung mạch yếu chậm. Những biểu hiện thay đổi sinh lý cơ thể thường xuất hiện hiện tượng thận âm bất túc, dương thất tiềm tàng, hoặc thận dương suy, kinh mạch mất đi ôn dưỡng, có hiện tượng âm dương mất cân bằng. Số ít người do bình thường thân thể tương đối yếu hoặc do yếu tố tinh thần, tư tưởng và yếu tố gì khác bị ảnh hưởng có biểu hiện nhất thời không thích ứng được; thể hiện tạng phủ chức năng rối loạn, kinh nguyệt rối loạn.

Y học cổ truyền chia thành 2 thể: Thận âm suy và thận dương suy để chữa trị.

Thận âm suy: Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, lượng ít, màu đỏ tươi; mặt từng lúc, từng đợt đỏ hồng, tinh thần căng thẳng, bồn chồn cáu giận, lòng bàn tay, bàn chân ấm, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, đổ mồ hôi nhiều, miệng khô, tiêu khó, lưỡi hồng ít mốc, mạch huyền, hơi nhanh. Nên dùng các món ăn sau:

 Kỷ tử, bách hợp trứng gà: Kỷ tử 30g, bách hợp 60g, lòng đỏ trứng gà 2 cái. Kỷ tử, bách hợp nấu trong 1000ml nước, cạn còn lại 300ml. Lấy 2 lòng đỏ trứng gà, đánh lên đổ vảo nước đó, cho chút đường phèn quấy đều uống. Ngày 2 lần.

Cháo địa hoàng: Nhân hạt táo chua 30g, sinh địa hoàng 30g, gạo tẻ 100g. Nhân hạt táo ngâm nước, giã nhỏ lấy 100ml nước, sinh địa hoàng nấu lấy nước cốt 100ml; gạo nấu cháo, khi cháo được cho các nước trên vào quấy đều. Ngày ăn 1 lần, nên uống thường xuyên.

 Ba ba hầm đường phèn: Ba ba 100g; Đường phèn 100g. Ba ba rửa sạch, cho vào nước sôi 3 phút lấy ra, dùng dao cạo sạch màng đen, ở lưng và xung quanh yếm, bóc da chân, móng, chặt đuôi, bỏ mai, ruột. Bỏ 100g ba ba vào nồi đổ nước sôi, rồi nhỏ lửa hầm nhừ, cho đường phèn, một lát bắc ra. Ngày ăn 1 lần.

 Thận suy nhược: Kinh nguyệt thường đột ngột nhiều lên màu nhạt; sắc mặt u ám, tinh thần uể oải, da lạnh, chân tay lạnh, ăn ít; lưng đau âm trụy hoặc vú xưng, lưỡi lạt, mốc trắng, mạch trầm nhỏ yếu. Nên dùng các món ăn sau:

 Canh thịt dê, tiên mẫu, tiên linh: Thịt dê 150g; Tiên linh 15g; Tiên mẫu 10g; Long nhãn 10g. Tiên mẫu, tiên linh cho vào túi vải, buộc miệng túi lại; thịt dê rửa sạch, thái nhỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, đun sôi rồi hầm nhỏ lửa 3 giờ. Bỏ túi thuốc ra, cho gia vị vừa ăn.

Gà hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 5g; Thịt gà tươi 200g. Thịt gà chặt miếng, bỏ vào nồi đổ nước đun sôi, hớt bọt ra, rồi bỏ đông trùng hạ thảo đã rửa sạch vào, hầm nhừ, cho gia vị vừa ăn. Ngày 2 lần, nên ăn vào mùa đông.

Cháo cua: Cua đồng 10 con; gạo gẻ 100g; gia vị: muối, mì chính, dấm mè. Cua rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy nước gạo; gạo vo sạch cho vào nước nấu cháo; khi cháo được rồi cho gia vị vừa ăn.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

LY Vũ Quốc Trung

BẢN DESKTOP