Theo tài liệu cổ, đu đủ có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh đại trường, tỳ vị, gan, thận, chủ trị các bệnh tỳ vị hư, thận kém, béo phì, mỡ máu tăng. Toàn cây đu đủ có thể dùng chữa bệnh, gồm cả quả xanh, quả chín, lá, hoa, hạt và cả rễ cây.
Chữa ho, viêm phổi, viêm thanh quản. Dùng hoa đu đủ tươi hoặc khô, rửa sạch đem hấp lên với đường phèn hay mật ong uống ngày hai lần, khi nào hết ho thì dừng.
Chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu. Dùng quả đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch hầm với thịt gà ăn nóng trong ngày, ăn tuấn ba bữa. Bệnh nhân đau dạ dày ăn món này rất tốt, giúp cho giảm phù nề niêm mạc, hết đau vùng thượng vị.
Chữa chuột rút co cơ khi ngủ. Đu đủ 100g, bạch thược 40g, ngưu tất 20g, cam thảo sao vàng tẩm mật ong 20g. Cho tất cả vào nồi sắc với 6 bát nước, cạn còn 3 bát uống trong ngày.
Chữa đau nhức các khớp xương. Đau các khớp xương, tê mỏi chân tay, khí huyết không thông, lấy đu đủ ép ra nước xoa bóp lên vùng đau hay giã quả đu đủ non đắp vào chỗ đau. Làm như vậy sẽ có tác dụng kiện tỳ, bổ gân cốt, thông kinh lạc. Dùng lá đu đủ bánh tẻ sắc lên uống hằng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vì nó làm giảm sự phát triển của các khối u.
BS. Đức Quang (Viện Châm cứu T.Ư)