Khi khai quật ngôi mộ 500 tuổi của nhà sư Nghiêm Cự Quang trên núi Thiên La, thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, các chuyên gia giật mình khi thấy 2 "quái thú" chạy ra. Đó là loài vật gì?
|
Nghiêm Cự Quang là nhà sư người Tứ Xuyên, sống ở thành phố Nội Giang, Tứ Xuyên, Trung Quốc dưới thời nhà Minh. Sau khi viên tịch, ông được mai táng tại núi Thiên La, thành phố Long Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Khi mở mộ 500 tuổi của nhà sư này, các chuyên gia khảo cổ có phát hiện bất ngờ. |
|
Cụ thể, trong cuộc tổng điều tra di tích văn hóa quốc gia lần thứ 3 năm 2009, ngôi mộ của nhà sư Nghiêm Cự Quang trở thành di tích văn hóa trọng điểm cấp quận. Theo đó, các chuyên gia tiến hành kiểm tra, đánh giá tỉ mỉ tình trạng của mộ cổ cũng như thi hài nhà sư. |
|
Vậy nên, các nhà khảo cổ tiến hành mở mộ của nhà sư Nghiêm Cự Quang. Họ mất khá nhiều công sức mới mở được cánh cửa dẫn vào ngôi mộ. |
|
Khi tiến vào bên trong mộ cổ, các chuyên gia đo đạc và biết được kích thước nơi an nghỉ của nhà sư Nghiêm Cự Quang có chiều dài khoảng 6m và chiều rộng 3m. |
|
Trải qua hơn 500 năm, ngôi mộ của nhà sư Nghiêm Cự Quang bị hư hại, xuống cấp. Trong đó, những hoa văn trên các bức tường bị phai mờ, không còn nhìn thấy rõ chi tiết và màu sắc. |
|
Bên trong mộ cổ của nhà sư Nghiêm Cự Quang không có các đồ tùy táng giá trị. Họ chỉ tìm được một tấm bia ghi lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời nhà sư Nghiêm Cự Quang. |
|
Khi đang chăm chú xem nội dung trên tấm bia, nhóm chuyên gia giật mình thấy có thứ gì đang cử động và phát ra ánh sáng. Bất ngờ, 2 "quái thú" chạy vụt ra khỏi mộ. |
|
May mắn là một số chuyên gia nhanh tay chụp được các bức ảnh về sinh vật bí ẩn trên. Nhờ đó, sau khi rửa ảnh, họ xác định được 2 "quái thú" ẩn nấp trong mộ cổ nhiều năm là lửng chó. Ánh sáng mà họ nhìn thấy trước đó là mắt của chúng. |
|
Phát hiện này khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ và vui mừng bởi trước đó họ ghi nhận loài lửng chó đã tuyệt chủng ở thành phố Long Xương từ những năm 1950. |
Mời độc giả xem video: Chuyên gia hốt hoảng thấy đồng hồ "xuyên không" trong mộ cổ 400 tuổi gây tranh cãi.
Tâm Anh (TH)