Dinh dưỡng học đường

Mô hình điểm dinh dưỡng học đường và vận động thể chất: Vì tầm vóc Việt

  • Tác giả : Tâm An
(khoahocdoisong.vn) - “Mô hình điểm về dinh dưỡng học đường trong khuôn khổ Đề án 41 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì là thực nghiệm quan trọng để từ đó có thể áp dụng thực hiện một cách khả thi và toàn diện chương trình dinh dưỡng học đường quốc gia”.

Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam – BS Từ Ngữ - về Mô hình điểm Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam. Chương trình do Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) phối hợp Tập đoàn TH thực hiện, vừa hoàn thành sau gần một năm triển khai.

Thực hiện Đề án 41 Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh và sinh viên, năm học 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai Mô hình điểm ở 10 tỉnh, thành thuộc 5 vùng sinh thái. Trong số đó, 5 tỉnh thành áp dụng Mô hình điểm cho trẻ mẫu giáo gồm: TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Thái Bình; 5 tỉnh, thành cho học sinh tiểu học: Nghệ An, Sơn La, An Giang, Lâm Đồng và Thừa Thiên - Huế. Mỗi địa phương chọn một trường can thiệp và một trường chứng.

Bước đầu, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kết quả của Mô hình điểm. Chung quan điểm với Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, PGS.TS Bác sĩ Bùi Thị Nhung - Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) cho rằng: “Mô hình điểm là thử nghiệm thành công nhất về các điều kiện cần và đủ để có thể triển khai được bữa ăn học đường một cách khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội từng địa phương, là tiền đề cho các nghiên cứu về chính sách dinh dưỡng học đường”.

Áp dụng thực tế từ tháng 8/2020 - 5/2021, Mô hình điểm Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Áp dụng thực tế từ tháng 8/2020 - 5/2021, Mô hình điểm Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Thay đổi nhận thức toàn xã hội

Sự thiếu thực hành về dinh dưỡng, dinh dưỡng chưa hợp lý, nhận thức không đầy đủ vai trò của vận động, thiếu thực hành vận động từ phía phụ huynh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi hoặc thừa cân ở trẻ nhỏ. Nhận thức đó buộc phải thay đổi và thực tế đã có những biến chuyển tích cực thời gian qua thông qua Mô hình điểm.

Ngoài sự tập huấn kỹ càng của các chuyên gia dinh dưỡng và thể chất, các trường được chọn thí điểm cũng đồng thời được trang bị bếp ăn, dụng cụ phù hợp cho các bữa ăn tại trường cũng như các mô hình, đồ chơi giúp vận động thể lực.

Chương trình giáo dục dinh dưỡng được triển khai cho các giáo viên, nhân viên bếp, kế toán. Quan trọng nhất, mô hình đã xây dựng các thực đơn phù hợp cho từng lứa tuổi ở từng vùng địa lý khác nhau, đảm bảo cân đối chế độ dinh dưỡng, giải bài toán gánh nặng kép về dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, phòng bệnh không lây nhiễm, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ.

Trẻ em tiểu học cần được giáo dục dinh dưỡng để biết cách ăn uống khoa học lành mạnh, nhận biết và hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Trong mô hình thử nghiệm giáo dục dinh dưỡng đã được thực hiện vào giờ sinh hoạt, mỗi tuần khoảng 5 - 10 phút trẻ được học về chủ đề này bằng các bài học có hình ảnh minh họa, dễ hiểu và hấp dẫn.

Áp dụng Mô hình điểm, trẻ được học về chủ đề giáo dục dinh dưỡng bằng các bài học có hình ảnh minh họa, dễ hiểu và hấp dẫn.

Áp dụng Mô hình điểm, trẻ được học về chủ đề giáo dục dinh dưỡng bằng các bài học có hình ảnh minh họa, dễ hiểu và hấp dẫn.

Giáo dục dinh dưỡng không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của nhà trường mà cần có sự phối hợp từ gia đình và xã hội. PGS.TS.BS Bùi Thị Nhung chia sẻ: “Ở các trường thí điểm, các cô giáo chụp ảnh bữa ăn của học sinh chia sẻ với phụ huynh của lớp qua Zalo, để phụ huynh có thể đồng hành động viên trẻ tập ăn rau, tập ăn các món ăn mới, tập ăn đa dạng thực phẩm, giúp trẻ dần dần thay đổi hành vi ăn uống tích cực tốt cho sức khỏe”.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, trẻ được xây dựng khẩu phần ăn hợp lý tại trường cũng như tại nhà. Về hoạt động thể chất, trên 80% học sinh đạt ít nhất 60 phút hoạt động mỗi ngày.

Hành trình của những niềm vui

Tại trường mầm non Sơn Ca (TP Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Ngãi), các bé được vận động nhiều hơn trong các buổi học. Thực tế này khiến trẻ năng động hơn, biết đói bụng và luôn sẵn sàng cho các bữa ăn tại trường. Thông qua các bài học vận động với mô hình rau củ quả, trẻ dần ý thức được vai trò của từng loại thực phẩm và háo hức chờ đến bữa ăn để được trải nghiệm những hiểu biết của mình.

Thực đơn mà Mô hình điểm đưa ra được áp dụng theo đúng thiết kế của chuyên gia trong điều kiện thực tế từng địa phương.

Thực đơn mà Mô hình điểm đưa ra được áp dụng theo đúng thiết kế của chuyên gia trong điều kiện thực tế từng địa phương.

Việc chế biến thức ăn cho trẻ được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Các cô bếp chế biến món ăn đa dạng hơn, chú trọng vị ngon ngọt tự nhiên có trong các loại nguyên liệu. Thực phẩm được đảm bảo chất lượng từ khâu lựa chọn, được giám sát ngay từ khâu cung cấp.

Theo nhận xét của BS Từ Ngữ, thực đơn mà Mô hình điểm đưa ra được áp dụng theo đúng thiết kế của chuyên gia trong điều kiện thực tế từng địa phương bằng việc khảo sát đánh giá tình trạng dinh dưỡng, bếp ăn, nhân lực, trình độ chuyên môn, mức thu, thực phẩm, phong tục tập quán ăn uống; từ đó xây dựng thực đơn phù hợp với giá tiền, khoa học.

Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca - cô Phan Thị Thuận - cho biết: “Thực đơn được xây dựng dựa trên thực phẩm sẵn có ở địa phương, phù hợp với vùng miền và được thay đổi theo từng tuần”. Nhờ vậy, bữa ăn tại trường đã trở nên phong phú, hấp dẫn.

“Bữa cơm của các con bây giờ cũng nhiều món hơn, có đủ canh, rau, món mặn. Ngoài ra, trong chương trình Bữa ăn học đường còn có bổ sung sữa TH true MILK mà các con rất thích, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho các con trong một ngày, đảm bảo cho việc học tập và rèn luyện”, cô Thuận chia sẻ thêm.

Anh Lê Đỗ Tuấn Khương, phụ huynh của một bé trước đây vốn biếng ăn, không thích ăn rau quả và uống sữa, cho biết: “Bữa ăn dinh dưỡng học đường này đã tập cho con tôi thích ăn rau củ quả và tự ăn chứ không cần xay như trước. Khi về nhà, cháu cũng tự giác hơn trong việc ăn uống và ăn ngon miệng hơn, vui vẻ hơn”.

Điều đặc biệt, từ việc cải thiện thói quen ăn uống, vận động tại trường mà trẻ em mầm non Sơn Ca đã hứng thú hơn với việc đi học, thích đi học để được ăn tại trường, đúng nghĩa “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Áp dụng mô hình điểm, trẻ được vận động nhiều hơn mỗi ngày.

Áp dụng mô hình điểm, trẻ được vận động nhiều hơn mỗi ngày.

Đầu tư cho tầm vóc tương lai là đầu tư xứng đáng

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam bày tỏ: “Chúng ta không thể dạy và cung cấp kiến thức cho trẻ với tình trạng cơ thể trẻ gầy gò, ốm yếu, điều này rất phản khoa học. Chính vì thế, tôi đánh giá cao Bộ GD&ĐT khi thay đổi vấn đề giáo dục thể chất, đặc biệt là bắt đầu với trẻ mầm non, tiểu học. Chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ một cơ thể mạnh khỏe thì trẻ mới học tốt và tiếp thu kiến thức tốt”.

Sự đón nhận tích cực từ nhà trường, học sinh và phụ huynh các trường thuộc 10 tỉnh thành thực hiện Mô hình điểm chính là bước khởi đầu để chương trình có thể được triển khai rộng trên cả nước; bởi đầu tư cho tầm vóc tương lai luôn là sự đầu tư xứng đáng, cần làm bài bản ngay từ bước nghiên cứu, thực hiện mô hình điểm tới triển khai nhân rộng.

Tâm An

BẢN DESKTOP