Y học và đời sống

Miệng khô, có vết loét

i tháo đường lâu ngày thường gây bệnh khô miệng, sâu răng do tuyến nước bọt ở bệnh nhân đái tháo đường giảm tiết.

Hỏi: Mẹ tôi bị tiểu đường, vừa rồi phải cấp cứu do suy tim và suy thận. Vì nằm điều trị lâu nên miệng mẹ tôi khô, bắt đầu có vết loét. Có phải do mẹ tôi không đánh răng mà sinh bệnh hay do tiểu đường gây nên?

Minh Anh (Ninh Bình)

Vết loét miệng

PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa cho biết, đái tháo đường lâu ngày thường gây bệnh khô miệng, sâu răng do tuyến nước bọt ở bệnh nhân đái tháo đường giảm tiết. Tình trạng khô miệng có thể tạo thuận lợi việc hình thành những vết loét, nhiễm trùng và sâu răng. Nguyên nhân là vi khuẩn trong miệng tương tác với tinh bột và đường trong thức ăn để tạo mảng bám trên răng. Ở người đái tháo đường, tăng đường máu làm thay đổi sự hình thành mảng bám và dễ gây tình trạng sâu răng.Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch của người đái tháo đường giảm hơn bình thường, vì vậy tăng hình thành mảng bám trên răng và dẫn tới tổn thương lợi như sưng, viêm, chảy máu. Với người phải nằm liệt giường lâu ngày còn xuất hiện tình trạng nấm miệng. Do nồng độ đường cao trong nước bọt tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển. Bình thường, một lượng nhỏ loại nấm này vẫn tồn tại trong miệng, đường tiêu hóa và trên da của người bình thường nhưng ở người đái tháo đường, loại nấm này có thể phát triển quá mức và gây bệnh. Triệu chứng điển hình là các nốt đỏ, trắng, dễ chảy máu, đau gây khó nuốt, thay đổi vị giác. Việc điều trị vết loét phải điều trị tại chỗ và quan trọng hơn là kiểm soát tốt đường huyết vì đường huyết cao sẽ khiến vết thương lâu lành.

PV ghi

Từ Khoá

BẢN DESKTOP