Khi tắm hoặc bơi lội, nước có thể tích tụ trong tai. Nước chảy vào ống tai của chúng ta và đôi khi có thể tạo ra âm thanh ù tai đặc trưng.
Khi nước tràn vào ống tai và đọng lại bên trong tai, nó di chuyển qua ống tai hơi dốc xuống màng nhĩ và giữ nước phía sau màng nhĩ. Khi nước đọng ở đây, màng nhĩ không thể rung bình thường và không còn truyền âm thanh hiệu quả nữa. Đây là lý do tại sao bạn có thể chỉ nghe thấy những tiếng động ù tai, kèm theo tiếng ùng ục nhỏ.
Đặc trưng của nước vào tai là cảm giác ù tai do có nước đọng bên trong. Tiếng ù trong tai có thể gây khó chịu và có thể dẫn đến các bệnh không liên quan khác như mất ngủ. Thông thường, tai sẽ mở lại sau một thời gian ngắn để nước có thể chảy ra và thường chỉ cần lắc hoặc nghiêng đầu là nước sẽ chảy ra ngoài.
Mẹo xử trí khi bị nước vào tai an toàn, không gây nhiễm trùng. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước đọng lại trong tai nhiều ngày và cảm giác khó chịu trong tai vẫn tồn tại. Vì nước, muối và clo trong nước biển hoặc nước bể bơi có thể phá hủy màng bảo vệ của tai nên sức khỏe tổng thể của tai sẽ gặp nguy hiểm. Ngoài ra trong nước có thể có vi khuẩn, do đó làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh, thậm chí có thể dẫn đến viêm tai.
Cách xử trí khi bị nước vào tai
Nằm nghiêng đầu
Nằm nghiêng đầu là một trong những cách đầu tiên cần áp dụng khi nước ứ đọng trong tai. Chỉ cần nằm nghiêng lên một chiếc khăn trong vài phút là nước bên trong sẽ tự động chảy ra ngoài.
Lắc dái tai
Nhẹ nhàng kéo hoặc lắc dái tai đồng thời hơi nghiêng đầu sang một bên vai là nước sẽ chảy ra ngoài. Nếu nước rơi vào cả 2 tai thì có thể lần lượt nghiêng đầu từ bên này sang bên kia.
Ép chặt tai
Phương pháp này hoạt động bằng cách dùng bàn tay ép chặt vào tai để tạo lực hút và rút nước ra ngoài. Trước tiên, chúng ta phải nghiêng đầu sang một bên, dùng mặt phẳng của lòng bàn tay ép chặt vào tai. Sau đó, nhẹ nhàng trượt tới lui lòng bàn tay đang ép chặt lên tai. Cách này sẽ tạo ra lực hút và rút nước trong tai ra ngoài.
Pha loãng dung dịch oxy già với nước.
Mỗi lần sử dụng từ 3-4 giọt dung dịch. Sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên tai bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra.
Sử dụng thao tác Valsalva
Dùng ngón tay để bịt miệng và mũi. Sau đó, bạn hít một hơi thật sâu và từ từ thở ra. Tác dụng của phương pháp này là điều chỉnh áp suất của không khí giúp loại bỏ sạch nước từ tai bạn. Bạn sẽ không còn cảm giác bị ù tai.
Thuốc nhỏ tai và thuốc xịt tai
Nếu các bước trên không hiệu quả và cảm giác ù tai không biến mất sau vài ngày thì rất có thể một nút ráy tai đã hình thành bên trong tai. Sự tích tụ ráy tai này có thể được xử lý bằng thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt tai, có thể giúp làm mềm và thoát nước ra ngoài.
Chườm ấm
Chườm ấm ngoài tai giúp tai thư giãn và khắc phục được nước kẹt ở bên trong tai.
Ngáp hoặc nhai:
Ngáp và nhai có thể giúp loại bỏ nước khỏi ống tai dễ dàng hơn. Nước trong tai bạn dừng lại ở một khu vực gọi là ống Eustachian. Ngáp và nhai có thể giải phóng chất lỏng thông qua chuyển động của cơ hàm dưới bên ngoài tai.
Dùng máy sấy tóc
Hơi nóng từ máy sấy tóc có thể giúp làm bốc hơi lượng nước đọng lại trong tai. Để thực hiện cách này, mọi người cần bật máy sấy tóc ở mức độ thấp nhất, sau đó đặt máy sấy tóc cách tai khoảng 30 cm.
Máy sấy tóc không được để yên mà cần di chuyển tới lui để tránh hơi nóng thổi liên tục vào da gây nóng và khó chịu. Đồng thời, kéo dái tai xuống để hơi nóng có thể thổi vào tai.
Cẩn thận với các cách chữa nước vào tai sai cách
Tự dùng tăm bông lau tai: Nếu trong tai bạn đang có một lượng ráy tích tụ thì việc dùng tăm bông để lấy nước vào tai có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Cách chữa nước vào tai này không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà còn gây tổn thương vùng da mỏng trong ống tai.
Tự ý đưa ngón tay hoặc móng tay cũng như các loại tự chế như ghim giấy, đầu cây viết, đầu nhíp, giấy se dài… vào tai: Những vật cứng này khi đưa vào rất dễ làm tổn thương da ống tai, thậm chí làm thủng rách màng nhĩ, nhất là khi có ai đó vô ý chạm vào tay bạn.