Chữa bệnh không dùng thuốc

Mẹo giảm đau đầu khi thời tiết nắng nóng

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Cơn đau đầu do nắng nóng gây ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc của mọi người.

Đau đầu do nhiệt là tình trạng thường gặp trong mùa hè. Những ngày nắng dài, nhiệt độ cao liên tục, trong khi cơ thể cần nhiều nước hơn để bù đắp lượng chất lỏng bị mất qua mồ hôi, khiến cơ thể dễ mất nước, kiệt sức.

Các chất ô nhiễm trong không khí tăng cao góp phần gây đau đầu do nhiệt. Nắng nóng còn làm cơ thể khó điều chỉnh nhiệt độ hợp lý. Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, hoạt động thể chất dưới trời nắng cũng làm tăng nguy cơ đau đầu.

Người bị đau đầu thường có các triệu chứng trầm trọng hơn do các yếu tố kích thích như độ ẩm quá cao, ánh nắng chói, thay đổi đột ngột về áp suất khí quyển. Mất nước cũng có thể ảnh hưởng đến mức serotonin, khiến cơn đau đầu trầm trọng hơn. Các bệnh liên quan đến nhiệt như kiệt sức vì nóng thường kèm theo triệu chứng đau đầu.

Mẹo giảm đau đầu khi trời nắng nóng. Ảnh minh họa

Mẹo giảm đau đầu khi trời nắng nóng. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số mẹo giảm đau đầu khi thời tiết nắng nóng:

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp

Dù ánh sáng mặt trời hỗ trợ quá trình sản xuất vitamin D3 cần thiết cho cơ thể nhưng tiếp xúc trực tiếp quá nhiều khiến thân nhiệt tăng nhanh, từ đó gây nên các cơn đau đầu. Đội mũ, che dù hoặc mặc áo khoác giúp che nắng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào cơ thể. Ánh sáng chói cũng có thể gây ra tình trạng nhạy cảm ánh sáng, nguyên nhân kích thích cơn đau đầu xuất hiện. Nên đeo kính mát khi ra ngoài. Sử dụng khăn ướt hoặc chai xịt khoáng cũng có thể giảm thân nhiệt.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Tình trạng mất nước do nhiệt độ cao và đổ nhiều mồ hôi là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu vào mùa hè. Để ngăn ngừa, nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Mức độ thiếu nước có thể được biểu hiện qua màu sắc nước tiểu.

Nước tiểu có màu vàng hoặc màu hổ phách là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Khi đã bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên trong hoặc có màu sáng.

Tránh ánh nắng mặt trời

Mùa hè thường có nhiệt độ cao và tia UV mạnh Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều, khi tia UVB có độ cường cao nhất.

Ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, duy trì năng lượng, tránh kiệt sức do nắng nóng. Ưu tiên chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, giàu thực phẩm có hàm lượng nước cao. Những ngày nắng nóng nên tránh đồ uống chứa caffein, đồ uống có cồn như rượu, bia vì dễ mất nước.

Vận động điều độ

Trong thời tiết nắng nóng, không nên vận động quá nhiều đặc biệt là khi mặt trời đang ở đỉnh điểm. Tránh làm việc quá gắng sức cả trong lao động lẫn rèn luyện.

Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đuối sức hãy dừng tất cả hoạt động lại và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, nếu có thể, thay đổi thời gian hoạt động ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày như buổi sáng sớm, hoặc sau khi mặt trời lặn.

Sinh hoạt điều độ

Thói quen sinh hoạt thường ngày thường ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. Bạn nên cân đối ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe và hạn chế hiện tượng đau đầu hay mệt mỏi khi trời nóng.

Đồng thời, cần bổ sung thêm rau có chứa vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, thanh nhiệt tạo điều kiện để cơ thể chống lại cái nóng của mùa hè.

Nếu cơn đau tăng lên hoặc xảy ra quá thường xuyên, khoảng hơn 2 lần/tuần, liên tục trong 2 – 3 tháng thì bạn nên đến khám bác sĩ để sớm can thiệp kịp thời

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP