Dữ liệu y khoa

Mày đay mạn tính do ăn đồ sống

  • Tác giả : Nhật Hà (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Cơ chế gây dị ứng do ký sinh trùng khá phức tạp, đó là hậu quả của quá trình phản ứng kháng nguyên kháng thể, càng nhiễm ký sinh trùng lâu ngày các rối loạn càng nặng hơn và khó chữa hơn.

Anh Trần Văn M. (Thái Bình) rất thích món gỏi thịt, cá sống và rau sống. Mấy tháng nay anh thường xuyên bị dị ứng, khắp cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ hình lưỡi liềm hoặc hình tròn khuyết rất ngứa.

Anh đi khám tại nhiều nơi được chẩn đoán mày đay mạn tính và được điều trị bằng kháng histamine, tuy nhiên triệu chứng không cải thiện. Khi đi xét nghiệm giun sán anh được chẩn đoán nhiễm 3 loại ký sinh trùng là sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và giun đũa chó. Khi uống thuốc  điều trị ký sinh trùng bệnh mày đay của anh giảm dần và hết.

Lời bàn: GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh dị ứng biểu hiện ra bên ngoài bằng các nốt sẩn ngứa, mày đay, chàm... Bệnh có thể do cơ địa hoặc ngoại lai. Trong nhóm ngoại lai bao gồm hóa chất, phấn hoa hay ký sinh trùng... Nhiễm bất kỳ loại ký sinh trùng nào cũng có thể gây bệnh lý này. 

Cơ chế gây dị ứng do ký sinh trùng khá phức tạp, đó là hậu quả của quá trình phản ứng kháng nguyên kháng thể, càng nhiễm ký sinh trùng lâu ngày các rối loạn càng nặng hơn và khó chữa hơn.

Vì vậy, để tránh nhiễm ký sinh trùng gây bệnh mày đay, tuyệt đối không nên gỏi sống, rau sống. Cần ăn chín uống sôi và vệ sinh sạch sẽ...

Nhật Hà (ghi)

BẢN DESKTOP