Khám phá

Mặt Trăng Enceladus và phát hiện “sốc” về vi khuẩn ngoại lai

Các vi sinh vật tạo ra mêtan có thể đã sống trên Mặt Trăng Enceladus, một mặt trăng vệ tinh của Sao Thổ, được cho là đang tồn tại dưới một đại dương nước lỏng dưới lớp vỏ băng cứng, và những đám mây lạ trên khí quyển.

Nguồn ảnh: Phys.

Phát hiện bất ngờ này trên Mặt Trăng Enceladus gây xôn xao giới khoa học.

Loại vi khuẩn này được gọi là methanogenic, tồn tại mà không có oxy bằng cách kết hợp hydrogen và carbon dioxide – cả hai đều được quan sát trong bầu khí quyển của Enceladus – để tạo ra năng lượng mà nó cần, và vi khuẩn này có thể phát ra khí mê-tan như một chất thải.

Simon Rittmann, Đại học Vienna, Áo, người điều hành cuộc nghiên cứu cho biết: “Các điều kiện mà chúng tôi bắt chước trong phòng thí nghiệm càng phát hiện ra nhiều dấu hiệu sinh học bất ngờ”.

Vi khuẩn methanogenic, kết hợp khí khác nhau trên Mặt Trăng sao Thổ và phát hiện ra rằng nó luôn có thể sống sót khi được cung cấp lượng hydro và carbon dioxide từ mặt trăng.

Nó vẫn có thể phát triển mạnh ở nhiệt độ và áp suất có thể tìm thấy trong đại dương của Enceladus, dao động từ 0 – 90 độ C và lên đến 50 độ C trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)

BẢN DESKTOP