Doanh nghiệp

Masan Group được vinh danh Top Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam năm 2021

  • Tác giả : PV
Ngày 9/12, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HSX: MSN) đã được Tạp chí Forbes vinh danh là một trong Top 50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam năm 2021. Đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp Masan Group có mặt trong danh sách này.

“Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2021 do Forbes Việt Nam xếp hạng lựa chọn các công ty được niêm yết trên HSX và HNX. Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện: có lợi nhuận trong năm tài chính 2020, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng.

Ở vòng kế tiếp, các công ty được tính toán chấm điểm định lượng trên các tiêu chí: Tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp theo, Forbes Việt Nam thực hiện điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: Vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng phát triển ngành…

Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất lần thứ 9 của Forbes Việt Nam ghi nhận kỷ lục mới về tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Tổng lợi nhuận sau thuế các công ty trong danh sách đạt 174.510 tỷ đồng, tăng 25,8% so với danh sách công bố năm trước.

Là một trong top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam 2021, Masan Group đã nỗ lực vượt sóng Covid để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Kết quả vượt trội của Tập đoàn này đã cho thấy nỗ lực chuyển đổi từ offline đến online, đa dạng hóa sản phẩm để đón đầu nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Masan đạt 64.801 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 70,4% mục tiêu doanh thu, tương ứng 92.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.126 tỷ đồng, hoàn thành 85% mục tiêu lợi nhuận ở mức thấp là 2.500 tỷ đồng cho năm tài chính 2021. Các mảng kinh doanh tăng trưởng tốt cụ thể Masan Consumer tăng 14,3%; Masan MEATLife tăng 32,8%; và Masan High-Tech Material tăng 89,3%. Riêng WinCommerce đã tăng 21,2% so với cùng kỳ.

Chiến lược Point of Life để tăng trưởng bức phá

Tháng 6/2021, thí điểm mô hình mini-mall từ với cửa hàng đầu tiên đặt tại WinMart+ Udic (Hà Nội), hướng tới đối tượng khách hàng gia đình, khu dân cư. Cửa hàng tích hợp kiosk Phúc Long cùng quầy giao dịch ngân hàng Techcombank. Trong tháng 10 và 11/2021 vừa qua, Masan đã liên tục khai trương nhiều cửa hàng theo mô hình này tại TPHCM và Hà Nội, đồng thời, tích hợp thêm quầy dược phẩm Phano và mạng di động mới Reddi, mở rộng thêm tiện ích cho người tiêu dùng.

day-chuyen-san-xuat-mi-omachi.jpg

Có thể nói đây là hệ sinh thái tiêu dùng duy nhất phục vụ từ nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính đến dịch vụ số, chiếm khoảng 80% chi tiêu của người Việt Nam. WCM không chỉ là nhà phân phối chính các gói dịch vụ viễn thông của Reddi mà còn hưởng lợi từ nền tảng tích hợp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, thu hút khách hàng.

Từ lúc triển khai mô hình, Masan ghi nhận lưu lượng khách hàng và lợi nhuận tại các điểm bán WCM đều tăng đáng kể. Doanh thu/m2/tháng của toàn hệ thống WMP tăng 44% trong Q3/2021 nhờ các điểm bán tại TPHCM và Hà Nội đã đạt mục tiêu đã đặt ra.

Liên tiếp ra mắt các sản phẩm mới, thúc đẩy xu hướng cao cấp hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại

Masan Consumer Holdings đã ra mắt 36 phát kiến mới ra mắt trong 9 tháng đầu năm 2021, giúp đóng góp 14,5% vào tăng trưởng doanh thu của giai đoạn này. Dự kiến các phát kiến mới ra mắt trong Quý 4/2021 sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc cho tổng thể doanh thu 2021.

Tại Masan MEATLife, mảng kinh doanh thịt đạt 3.330 tỷ đồng doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm, tăng 103,3% so với cùng kỳ năm trước. Quý 3/2021 cũng là quý đầu tiên MEATDeli (chưa bao gồm trang trại và 3F Việt) có lãi ròng. Kế hoạch phát triển các sản phẩm thịt chế biến phong phú, được kỳ vọng đóng góp 10% vào tổng doanh thu ngành thịt. Các sản phẩm mới ra mắt (thịt mát chế biến, thịt mát tẩm ướp) tận dụng tối đa lợi thế vượt trội về kênh phân phối của hệ thống gần 2.500 WinMart/WinMart+ trên toàn quốc. Masan đặt mục tiêu trước năm 2025, công ty đạt 10% thị phần thị trường thịt (gồm thịt lợn và gia cầm) trị giá 15 tỷ USD và biên EBITDA trên 20%.

Tiềm năng chiến lược Point of Life của Masan liên tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trong năm 2021, Masan liên tục ký kết hợp tác với các nhà đầu tư lớn. Chỉ trong 01 năm SK Group đã rót gần 800 triệu USD để mua cổ phần của The CrownX và WinCommerce. Tháng 5/ 2021, nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Alibaba và Baring Private Equity Asia đã đầu tư 400 triệu USD mua lại 5,5% cổ phần The CrownX.

Với sự phát triển không ngừng, vừa qua Masan công bố chốt danh sách tăng cổ tức tiền mặt năm 2021 và có kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng. Theo đó, MSN tăng cổ tức tiền mặt năm 2021 thêm 20%, tức mỗi cổ phiếu nhận 1.200 đồng cổ tức. Đồng thời, công ty thông qua phương án phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5:1. Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra khuyến nghị "mua" cho cổ phiếu MSN và nhận định giá mục tiêu cổ phiếu này ở mức 186.000 đồng/cổ phiếu trong báo cáo gần đây. Sáng 10/12, cổ phiếu MSN đang dao động quanh vùng giá 154.000đ/cổ phiếu.

PV

BẢN DESKTOP