Khoa học & Công nghệ

Màng vi khuẩn ở các bồn, chậu rửa

Theo các chuyên gia, đường ống, các khớp nối của đường thoát nước từ các bồn, chậu rửa có thể hình thành một loại màng vi khuẩn liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu không vệ sinh bồn, chậu rửa định kỳ, khả năng bị nhiễm các vi khuẩn này là rất lớn.

Chậu rửa bát không được vệ sinh định kỳ rất dễ lây lan vi khuẩn

Vi khuẩn tích tụ trong đường ống

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học East Anglia (Anh) mới đây vừa đưa ra nghiên cứu về một loại màng vi khuẩn tại các bồn, chậu rửa. Các màng sinh học nguy hiểm dễ dàng được hình thành trong những ống nối chữ U. Đây được coi là môi trường hoàn hảo cho hàng trăm vi khuẩn gây chết người phát triển.

Trong khi thường xuyên xả tóc và da chết  xuống bồn rửa cho phép tích tụ Fusarium solani, vi khuẩn có thể dẫn đến hư hỏng thị lực vĩnh viễn.

Nghiên cứu đã cho thấy sự phát hiện Enterobacter cloacae trong các đường ống nước nối với bồn rửa. Nếu không được xử lý, chúng có thể nhiễm E. coli và salmonella, sau đó có thể bay vào không khí và vào trong nhà thông qua các bồn rửa.

Chỉ cần một giọt nước, các vi khuẩn có thể tìm cách vào chậu rửa và bồn tắm, nơi chúng có thể lây nhiễm cho người. Các ống dẫn nước và vòi phun nước trong nhà bao gồm các đồ dùng trong nhà bếp và bồn rửa, bồn tắm và vòi hoa sen.

Màng sinh học là các lớp vi sinh vật mỏng, bao gồm vi khuẩn, nấm, tảo cát và tảo, dính chặt với nhau. Chúng thích phát triển trên bề mặt ẩm ướt, giàu chất dinh dưỡng như là sự tắc nghẽn trong phòng tắm do tóc, xà phòng sunfat và dầu.

Sau khi đã được hình thành, màng sinh học rất khó thoát khỏi khi chúng trở nên miễn dịch với các chất kháng sinh chứa trong các chất tẩy rửa.

GS.TSKH Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học Phục vụ đời sống và sản xuất cho biết, bồn rửa, chậu rửa lâu ngày không được vệ sinh, lớp nhầy trong đường ống sẽ ngày càng dày lên.

Đó chính là sự liên kết của các vi khuẩn yếm khí. Đến một lúc nào đó, các vi khuẩn này sẽ “ngược dòng” trở lại tấn công con người. Chúng có thể xâm nhập vào bồn rửa, vòi nước… rất nguy hại cho sức khỏe.

Trong nguồn nước thải sinh hoạt luôn tồn tại loại vi khuẩn này. Trong điều kiện đường ống không có ánh sáng, chúng được tích lũy dần dần dày lên. Đáng tiếc là rất ít người quan tâm đến việc vệ sinh đường ống nước trong nhà.

Nước muối nóng, nước javen diệt khuẩn

Theo GS.TSKH Dương Đức Tiến, đối với các bồn, chậu rửa, phải thường xuyên vệ sinh, có lưới chắn rác để không cho những loại rác có kích thước to lọt vào đường cống, dễ gây tắc nghẽn.

Ngay cả trong trường hợp đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bồn, chậu rửa, thì việc vệ sinh đường ống thường xuyên cũng là điều cần thiết để tránh vi khuẩn lây lan ngược trở lại vào môi trường sống. Nên định kỳ dùng các dung dịch diệt khuẩn đổ vào đường ống để làm sạch.

Trường hợp muốn an toàn, không gây ô nhiễm môi trường thì hàng tuần nên đổ nước nóng có pha muối hoặc nước tẩy javen vào đường ống để diệt khuẩn. Để trong khoảng 30 phút hoặc qua đêm để loại bỏ lớp nhầy bám trên đường ống, giúp đường nước thải chảy thông thoáng, diệt bớt vi khuẩn tích tụ.

“Việc sử dụng các biện pháp này không loại bỏ hết sạch được lớp nhầy trong đường ống của các bồn, chậu rửa nhưng phá vỡ được màng sinh học dày lên mỗi ngày, phá vỡ liên kết của các vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Nhiều gia đình chỉ chú ý vệ sinh bồn, chậu rửa mà quên mất rằng nếu không làm sạch đường ống, lớp màng sinh học này sẽ ngày càng dày lên. Khi vi khuẩn đi ngược lại lên vòi rửa thì nguồn nước có sạch đến đâu, bạn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn”, GS.TSKH Dương Đức Tiến cho biết.

Theo GS.TSKH Dương Đức Tiến, chỉ cần để một chậu nước sạch trong ngày, chạm tay vào thành chậu là có thể cảm nhận được lớp nhầy của vi khuẩn bám dính. Trong đường ống, chứa rất nhiều loại nước thải khác nhau nên lớp nhầy này chắc chắn là rất dày, nếu không vệ sinh đường ống thường xuyên sẽ rất nguy hại.

Tảo chỉ phát triển trong những môi trường có ánh sáng để chúng quang hợp. Trong đường ống gần như không có ánh sáng nên khả năng tảo sinh sôi phát triển là không có. Tuy vậy, những loại vi khuẩn yếm khí tích tụ trong đường ống còn độc hại hơn cả loài tảo độc”.

GS.TSKH Dương Đức Tiến

Bảo Khánh

BẢN DESKTOP