Y học và đời sống

Mận ăn bổ mát chữa miệng khô khát

  • Tác giả : LY Nguyễn Văn Sáu
(khoahocdoisong.vn) - Mận còn có tên lý tử, lý thực, cây được trồng ngoài lấy quả ăn, hoa lá, cành rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Mận được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nhưng mận nhiều và ngon nhất là Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Đồng Văn… Trái mận thường dùng ăn tươi, ép nước, làm mứt, phơi sấy khô. 

    Theo YHCT, mận có vị chua ngọt, tính bình. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy. Chữa chứng hư lao, nóng trong xương, âm hư nội nhiệt, miệng khô khát, tiểu tiện bất lợi.

    Sách Tuyền Châu bản thảo viết: "Lý tử thanh thấp nhiệt, giải tà độc, lợi tiểu tiện, giảm khát…".

    Về thành phần dinh dưỡng, quả mận chứa 82% nước; 3,9 % gluxit; 1,3 axit hữu cơ; 28mg canxi; 20mg% photpho; 0,3mg caroten...đều là dưỡng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe.

   -Mận còn đươc xem là trái cây bổ mát, vị thuốc chữa miệng khô khát.

   -Lá mận dùng chữa trẻ em nóng sốt cao, thủy thũng, sang thương.

   -Nhân hạt mận dùng chữa ho đàm, đầy bụng, táo bón.

   -Rễ mận dùng chữa tiêu khát, tiểu buốt gắt.

Một số món ăn bài thuốc:

    -Chữa chứng khô miệng, quả mận tươi 5-10 quả ép nước cho thêm ít đường uống ít một.

    -Chữa bệnh lỵ, lấy vỏ thân cây mận một nắm 30-50g sắc uống.

    -Chữa táo bón, nhân hạt mận 10g, đào nhân 10g, hạnh nhân 10g sắc uống ngày 3 lần.  

    -Chữa tiểu đường, quả mận tươi bỏ hạt ép nước uống ngày vài lần, mỗi lần 2-3 thìa.

     Theo sách cổ phương có ghi, ăn nhiều mận quá sinh nóng bụng, hại răng, sinh đờm, mỗi lần dùng 50-60g. 

LY Nguyễn Văn Sáu (Hội Đông y Bà Rịa)

LY Nguyễn Văn Sáu

BẢN DESKTOP