Khi bị viêm họng, có thể tự trị đau họng tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản để chấm dứt tình trạng khó chịu trong cổ họng giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
Nước muối sinh lý
Súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất để làm dịu cơn đau ở cổ họng. Nước muối có tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Nước muối còn giúp làm loãng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.
Súc miệng bằng nước muối ấm còn có hiệu quả giảm đau trong trường hợp viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm VA và tổn thương hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Có thể duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về đường hô hấp.
Mật ong
Cách 1: Ăn trực tiếp mật ong nguyên chất giúp giảm đau và ngứa cổ họng
Cách 2: Pha mật ong với nước ấm, tỷ lệ là 1 mật ong, 3 nước ấm, sử dụng vào mỗi buổi sáng
Cách 3: Hấp mật ong nguyên chất với quả quất, Chuẩn bị quất, rửa sạch và cắt đôi quả quất. Xếp quất vào bình chứa, tiếp theo xếp quất vào, mỗi lớp quất là một lần tưới mật ong lên. Hằng ngày sử dụng nước cốt mật ong và quất để ngậm khoảng 3 lần.
Điều trị giảm đau họng với tỏi
Thực tế sử dụng tỏi là một cách hết đau họng khác được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tỏi được ví như một loại kháng sinh cực mạnh bởi tỏi có chứa allicin, một chất có tính kháng khuẩn và khử trùng, rất tốt trong việc tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn và giảm đau họng nhanh chóng. Bạn có thể ăn một tép tỏi sống mỗi ngày hoặc dùng xi rô tỏi ngâm mật ong để chất allicin tiêu diệt những vi khuẩn gây đau họng hoặc phòng ngừa tình trạng đau họng từ sớm.
Trà gừng
Gừng là một trong những thảo dược được nhiều người nghĩ đến nhất khi muốn trị viêm họng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng có khả năng giết chết các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm sạch dịch đờm, nhầy từ mũi và họng, giúp mũi họng thông thoáng, từ đó chống viêm, giảm đau và làm dịu cơn đau họng.
Lá tía tô
Tía tô có nhiều tinh dầu, khoáng chất,... rất tốt cho tai - mũi - họng. Trong Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, có thể kháng viêm, diệt khuẩn và bổ phế rất hiệu quả.
Để trị đau họng bằng lá tía tô, bạn có thể thực hiện bằng 2 cách là: nấu cháo lá tía tô và uống nước cốt lá tía tô.
Quất chưng với đường phèn
Quất có tính ấm, nhuận phế, tiêu đờm và chứa vitamin C giúp nâng cao miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, đường phèn có tác dụng thanh nhiệt và nhuận phế rất tốt, có thể giảm cảm giác ngứa cổ họng.
Cách làm:
Quất rửa sạch, cắt đôi và cho vào chén. Đường phèn giã nhỏ, cho vào chén tắc, sau đó hấp cách thủy 15 - 20 phút.
Để nguội rồi ăn cả nước và quất