Y học và đời sống

Mắc bệnh tổ đỉa vì tiếp xúc bùn đất

  • Tác giả : BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên
(khoahocdoisong.vn) - Tổ đỉa mắc phải do nhiều nguyên nhân, trong trường hợp này có thể cháu mắc do tiếp xúc với các yếu tố như bùn đất, nước bẩn khiến cơ thể bị nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm tổ đỉa phát triển.

Con gái chị Thu Nga (Ba Đình, Hà Nội) từ lúc về quê lên, các ngón tay, ngón chân xuất hiện nhiều mụn nước. Cháu ngứa, gãi làm da tay, chân chầy xước, rớm máu. Nghĩ con ở quê chơi không vệ sinh sạch sẽ nên mới có mụn như vậy, tối nào chị Nga cũng bắt cháu ngâm chân tay nước muối rồi bôi thuốc mỡ cho khỏi. Chị chữa mãi mà bệnh cháu không tiến triển gì, còn nặng thêm. Do cháu ngứa ngáy, khó chịu, chị đành phải đưa con đi khám. Nhìn các nốt phỏng, bác sĩ nói cháu mắc bệnh tổ đỉa, cho cháu một số thuốc bôi, chị về bôi vài lần thì bệnh cháu thuyên giảm.

Lời bàn: Tổ đỉa mắc phải do nhiều nguyên nhân, trong trường hợp này có thể cháu mắc do tiếp xúc với các yếu tố như bùn đất, nước bẩn khiến cơ thể bị nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của eczema, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em còn gọi là chàm thể tạng. Vị trí tổn thương gặp bất kỳ nơi nào trên da. Nếu tổn thương xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón tay, ngón chân thì được gọi là eczema bàn tay, bàn chân hay bệnh tổ đỉa (pompholyx/dyshidrosis). Bệnh tổ đỉa có biểu hiện là các mụn nước nhỏ, sờ chắc ở bàn tay, bàn chân. Các mụn nước này thường xuất hiện ở mé bên, mặt sau ngón tay, lòng bàn tay; mặt bên, mặt trên và dưới các ngón chân, lòng bàn chân. Khi mắc bệnh cần đi khám để lấy đúng thuốc chữa vì càng để lâu bệnh càng  khó chữa. Sau khi điều trị khỏi người bệnh cần lưu ý, bệnh có thể xuất hiện lại bất cứ lúc nào nếu hiện hiện diện các yếu tố thúc đẩy bệnh như đã kể ở trên.

BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên (Vũng Tàu, HN)

BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên

BẢN DESKTOP