Gia đình mới

Lý giải nguyên nhân mật ong kết tinh

Kết tinh là hiện tượng tự nhiên của mật ong, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, hàm lượng nước, hàm lượng đường glucose, nguồn mật hoa và khả năng phấn hoa lẫn trong mật

Hỏi: Vì sao mật ong bị kết tinh? Loại mật ong này có tốt không?

Nguyễn Hồng Hạnh (Hà Nội)

Theo TS côn trùng học Gwen Pearson, Khoa Côn trùng học, Đại học Purdue, Hoa Kỳ: Kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng sánh lỏng sang dạng hạt, có thể kết tinh dưới đáy chai, hoặc miệng chai, hoặc gần hết cả phần đáy thân chai.

Đây là hiện tượng tự nhiên của mật ong, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, hàm lượng nước, hàm lượng đường glucose, nguồn mật hoa, và khả năng phấn hoa lẫn trong mật. Cụ thể, trong khoảng nhiệt độ từ 6 – 20ºC mật ong rất dễ bị kết tinh.

Nguồn mật hoa cũng quyết định mật ong kết tinh nhanh hay chậm; ví dụ như mật ong hoa nhãn, hoa cà phê rất chậm bị kết tinh, trong khi mật ong hoa cúc quỳ, hoa keo lại nhanh kết tinh.

Ngoài ra, do mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp (mật đặc) thì càng nhanh bị kết tinh và ngược lại mật ong loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh.

Như vậy, có thể nói kết tinh là một đặc điểm nhận biết mật ong tốt, chất lượng, hàm lượng glucose cao, mật đặc và nguyên chất.

PV (ghi)

BẢN DESKTOP