Khám phá

Lý giải mùa xuân đang đến sớm hơn trên Trái Đất

Các nhà khoa học phát hiện mùa xuân đang đến sớm hơn trên Trái Đất do chịu ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, khiến chim có thể di cư vào thời điểm nơi đến chưa dồi dào nguồn thức ăn.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/mua-xuan1.jpg

Việc đẻ trứng chim là một trong số nhiều dấu hiệu sinh thái mà các nhà khoa học dùng để nhận biết mùa xuân đang đến sớm hơn. Ảnh: UC Davis.

Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Scientific Reports vào hôm 2/3, mùa xuân đang đến sớm hơn trên toàn cầu, đặc biệt là tại các cực của Trái Đất, càng xa khu vực xích đạo thì mùa xuân càng đến sớm hơn, theo UPI.

Ví dụ, mùa xuân đến sớm hơn một vài ngày tại miền nam nước Mỹ so với 10 năm trước đây, nhưng ở Bắc Cực mùa xuân nhiều khả năng đến sớm hơn hai tuần so với mức trung bình.

“Kết quả nghiên cứu này xác nhận những quan sát được lưu hành trong cộng đồng khoa học và các báo cáo phổ biến trong nhiều năm”, Eric Post, thành viên của nhóm nghiên cứu tại Đại học California, Davis (Mỹ), cho biết.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp vật hậu học (phenology) – nghiên cứu vòng đời của thực vật, động vật – để xác định thời điểm bắt đầu của mùa xuân. Sự kiện chim di cư, hoa nở, tiếng kêu gọi bạn tình và nhiều thứ khác đều có thể “đo lường” sự xuất hiện của mùa xuân.

Họ khảo sát kết quả của 743 nghiên cứu có nội dung điều tra sự đến sớm của mùa xuân trên khắp Bắc bán cầu trong 86 năm qua. Kết quả cho thấy, mối tương quan chặt chẽ giữa các vĩ độ cao hơn và hiện tượng mùa xuân đến sớm.

Những hậu quả sinh thái của hiện tượng mùa xuân đến sớm cho đến nay vẫn là điều bí ẩn, nhưng các nhà sinh thái tin rằng hiện tượng này có thể gây ra các vấn đề cho chim di cư.

“Bất kỳ tín hiệu nào mà những con chim dùng để di chuyển về phía bắc đón mùa xuân đều có thể không phải là những dự đoán đáng tin cậy về lượng thức ăn dồi dào khi chúng bay đến đó, nếu điểm khởi đầu mùa xuân ở những vĩ độ cao này đến sớm hơn do sự nóng lên toàn cầu trong tương lai”, Eric Post nói.

Theo KH&PT

BẢN DESKTOP