Y học và đời sống

Lý do không nên uống trà ngay sau ăn cơm

Người dân Việt Nam thường có những thói quen uống trà ngay sau ăn cơm, nhất là trà đặc. Vì cho rằng nước trà xanh sẽ giúp miệng sạch, và hỗ trợ tiêu hóa.

Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Chất tannin có trong lá trà xanh kết hợp cùng với thức ăn tạo nên hợp chất có tính loại trừ khiến cho hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, gây ra tình trạng táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm

Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm.

Ngoài ra, uống trà ngay sau ăn còn khiến chất tannin khi được kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt,  sữa, trứng, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành những chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày dẫn tới bệnh sỏi thận. Tannin còn gây phản ứng với những khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, kẽm, magiê, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày. 

Trong dạ dày có chứa sẵn men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thì uống trà ngay sau khi ăn sẽ “làm loãng” các men tiêu hoá này và từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày. 

Các thực nghiệm cũng đã chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng sẽ làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt có trong cơ thể hấp thụ lại càng thấp. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt. 

Khi uống thuốc thì không nên uống trà

Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc mà uống trà xanh có thể sẽ gây ra những kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này làm giảm tác dụng của thuốc mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta cũng nên hạn chế uống trà trước bữa ăn. Nếu có uống thì nên uống trà hoa cúc nhạt, vì loại trà này sẽ không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.  Hãy uống 1 cốc nước lọc sau khi ăn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nếu muốn uống trà hãy uống sau bữa ăn từ 30-50 phút.

QD (tổng hợp)

BẢN DESKTOP