Y học và đời sống

Luyện Dưỡng sinh tâm thể khỏi gai đốt sống

  • Tác giả : Kiều Anh
(khoahocdoisong.vn) - Nhờ kiên trì tập luyện Dưỡng sinh tâm thể (từ đầu năm 1997) bà  Mạch Thị Chuyên (gần 70 tuổi, khu tập thể Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gần như đã chữa khỏi hoàn toàn bệnh gai đốt sống cổ (C3, C4, C5), thoái hóa đốt sống lưng (D7, D12 và L5S1 và viêm khớp dạng thấp tay, chân, viêm khớp háng...

Đau xương khớp, cứ nghĩ đến việc là sợ

Trước kia, bà Chuyên công tác tại Thư viện (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), công việc thường ngày phải phân loại sắp xếp sách, tạp chí, tài liệu. Có lẽ vì phải leo chèo lên xuống giá sách, ngồi đánh máy tài liệu và nhiều việc khác ảnh hưởng tới xương khớp khiến bà có biểu hiện đau buốt ở cổ và lưng rồi còn bị đau các khớp tay, khớp chân từ rất sớm. Đau lưng đến nỗi khó đứng, khó ngồi, không đi lại bình thường được. Tay thì không cầm bút viết được, lúc nào cũng mỏi nhừ, thậm chí không cầm được phích mà rót nước. Phòng làm việc của bà ở tận tầng 4, các bậc cầu thang cao, mỗi lần lên xuống bà đều phải bò. Đau nên cứ nghĩ tới công việc là sợ... 

Bà Chuyên chia sẻ, cuộc sống của bà ở thời bao cấp rất vất vả, gạo không đủ ăn, thỉnh thoảng ngày nghỉ chủ nhật mấy chị em lại rủ nhau phóng xe đạp sang bên kia cầu Thăng Long (chợ Chi Đông, Phúc Yên) mua khoai các loại. Mỗi chuyến đi đều cố gắng thồ đèo càng nhiều càng tốt nhưng chính vì không biết giữ sức khỏe nên dẫn đến vẹo cả xương sống.

Đã vậy bà cũng chẳng nghỉ ngơi vẫn phải lao động nặng như tăng gia, chăn nuôi… vậy nên xương khớp càng đau. Bà đã đi châm cứu, chữa trị nhiều lần nhưng chỉ đỡ đau một thời gian ngắn rồi bệnh lại tái phát đâu vẫn vào đấy khiến bà bi quan, chán nản…

Bà Chuyên đang luyện dưỡng sinh tâm thể
Bà Chuyên đang luyện dưỡng sinh tâm thể

Bà Chuyên đang luyện dưỡng sinh tâm thể

Kiên trì tập luyện Dưỡng sinh tâm thể

Nhưng rồi cơ duyên đã đến với bà. Đầu năm 1997, bà được bà Trương Thị Thảo giới thiệu và hướng dẫn tập luyện phương pháp Dưỡng sinh tâm thể. Sau một tuần bà Thảo giới thiệu đến gặp má Hai Hương (phương pháp Dưỡng sinh tâm thể do bà Tôn Nữ Hoàng Hương, mọi người thường gọi là má Hai Hương khởi xướng). Thế là chỉ sau 3 tuần tập luyện phương pháp này, bà thấy không còn đau nhức gì nữa, đi lại, làm việc thoải mái, cơ thể khoẻ mạnh. 

Bà Chuyên cho biết, Dưỡng sinh tâm thể là phương pháp chữa bệnh bằng cách tập luyện thu năng lượng tích cực vào trong cơ thể giúp cho khí huyết lưu thông, lục phủ ngũ tạng hòa đồng và thở ra để đào thải năng lượng tiêu cực. Trong quá trình tập luôn phải giữ Tâm an định, hướng tới những điều tốt lành, sử dụng năng lượng suy nghĩ tích cực hấp dẫn dòng năng lượng tình thương đến với mình để khỏe mạnh và khỏi bệnh. Cốt lõi của phương pháp là người bệnh phải tập luyện TÂM - THÂN - KHẨU đồng thời phải thu hút năng lượng của đất trời trong trạng thái cân bằng âm - dương, trạng thái cơ thể hòa đồng âm - dương, Thiên - Địa - Nhân hòa đồng – ta khỏe mạnh.

Hàng ngày, trước khi nằm ngủ và thức dậy bà đều xoa vuốt nhẹ toàn thân, bà nghĩ bà đã làm được gì và sẽ phải làm gì cho đúng với TÂM-THÂN-KHẨU. Bà Chuyên thường dành thời gian 2 - 3 giờ để tập luyện mỗi ngày.

Ngoài tập luyện Dưỡng sinh tâm thể, bà Chuyên hay ăn đậu bắp vì bà cho rằng ăn đậu bắp tốt cho xương khớp. Cơ địa của bà lạnh (không chịu được rét) nên bà hay chọn những đồ ăn có tính dương nhiều hơn. Ba năm trở lại đây, bà Chuyên ăn chay hoàn toàn.

“Dưỡng sinh tâm thể cho rằng con người sống giữa đất và trời (âm và dương), hài hoà với đất trời trong sự thống nhất làm một. Nhưng trong quá trình sống và lao động, vì các nguyên nhân khách quan, chủ quan nào đó, sự cân bằng này bị phá vỡ ở các mức độ khác nhau. Từ đó gây nên các bệnh. Cơ thể tích khí dương nhiều quá, gây ra các bệnh về dương (quá nóng), ngược lại cơ thể tích khí âm nhiều quá, sẽ gây ra các bệnh về âm (quá lạnh).

Phương pháp tập luyện thu hít khí năng lượng (âm, dương) là để điều hoà trở lại, trả lại cho con người trạng thái cân bằng âm dương, lục phủ ngũ tạng. Đó là cơ sở để phục hồi sức khoẻ và đẩy lùi bệnh tật trong con người, trong đó có bệnh xương khớp”.  - TS Trương Thị Thảo, Phó Viện trưởng, Phó ban nghiên cứu Khoa học, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Dưỡng sinh tâm thể Việt Nam.

Kiều Anh

BẢN DESKTOP