Dinh dưỡng

Lưu ý khi sử dụng mì ăn liền để tránh gây hại sức khỏe

  • Tác giả : Giang Thu (Tổng hợp)
Mì ăn liền thường có giá khá rẻ và chỉ mất vài phút để chế biến nhưng loại thực phẩm này không chứa đa dạng chất dinh dưỡng như mì tươi. Ngoài ra, mì ăn liền còn chứa nhiều muối và các chất không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không ăn trước khi đi ngủ

Theo Lancashire Times, giống như tất cả các loại thực phẩm siêu chế biến, mì ăn liền có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, khó ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn.

Mặc dù loại mì này có thể cung cấp sắt, vitamin B và mangan nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Thêm vào đó, lượng muối trong mì có thể khiến người ăn rơi vào tình trạng khát nước, mệt mỏi ban đêm.

Tiêu thụ hợp lý mì gói trong một tuần

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mỗi người dân chỉ nên ăn tối đa 2 gói mì/tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Nếu như mắc chứng “nghiện” mì gói và không thể cai được, hãy ngừng việc mua mì lại, bạn sẽ không phải lo lắng nữa.

Ăn quá nhiều mì tôm nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.

Không ăn mì tôm sống

Theo Tribune Online, tiêu thụ mì sống khiến hệ tiêu hóa khó phân hủy thức ăn thành từng phần để tiêu hóa dễ dàng, dẫn tới chứng khó tiêu. Tình trạng này kéo dài có khả năng gây đau bụng khi ruột không thể bài tiết chất thải.

Hàm lượng cao muối, chất bảo quản trong mì không có lợi cho cơ thể khi ăn ở dạng thô, hấp thụ nhiều có nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Khi nấu chín, hàm lượng các chất trên có thể giảm bớt.

Ăn mì sống cũng có hại cho sức khỏe tim mạch. Chất béo, muối trong mì có thể làm tắc nghẽn dòng máu chảy đến tim. Điều này khiến người ăn dễ mắc các bệnh tim khác nhau.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hạn chế dùng gói muối

Ngay cả khi là người thích ăn mặn, cũng khuyên bạn nên sử dụng gói muối càng ít càng tốt. Gói gia vị trong mì ăn liền thường chứa rất nhiều bột ngọt và muối có hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều có thể gây ra cao huyết áp, suy thận hoặc đột quỵ,...

Khi ăn mì, bạn không nên sử dụng hết gói muối mà tốt nhất hãy chỉ dùng một nửa, pha với lượng nước sôi vừa phải.

Cần bổ sung rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ… Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra

Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mì nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

Giang Thu (Tổng hợp)

BẢN DESKTOP