Bình luận

Lời thách thức: “Muốn xử sao thì xử”

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an chia sẻ về phát ngôn “tôi nghỉ hưu hai năm rồi, giờ họ muốn xử sao thì xử”.

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, lỗ hổng về công tác cán bộ đã đặt những người không đủ trình độ, tư cách đạo đức vào các vị trí lãnh đạo. Những người này cố gắng vơ vét, để đến lúc nghỉ hưu là coi như “hạ cánh an toàn”. Bị cách chức vụ đã từng giữ thì cũng đồng nghĩa “tôi có còn giữ chức đâu mà sợ mất”. Bởi thế mà mới có người dám phát ngôn “tôi nghỉ hưu hai năm rồi, giờ họ muốn xử sao thì xử”.

Vô trách nhiệm với chính mình

Ủy ban Kiểm tra T.Ư vừa kết luận về những vi phạm của ông Phạm Thế Dũng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai là “nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật”. Ông Dũng vi phạm quy định về việc mở đường nhập khẩu gỗ sai quy định gây thất thoát lớn cho Nhà nước, thiếu gương mẫu trong việc đề nghị bổ nhiệm một số ngưi thân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Khi được hỏi ông có ý kiến gì về việc Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị xử lý kỷ luật mình? Ông Dũng trả lời: “Tôi nghỉ hưu hai năm rồi, giờ họ muốn xử sao thì xử”, ông nghĩ sao về phát ngôn này?

Phát ngôn thế này thực chất là vô trách nhiệm với bản thân mình, vô trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, với tổ chức mình nắm quyền lãnh đạo. Phát ngôn như thế thì không xứng đáng là đảng viên nữa. Nó cho thấy người ta đã đề bạt, bổ nhiệm sai người, đưa ông ấy vào những vị trí lãnh đạo là không phù hợp. Nghỉ hưu rồi, nghĩ là không còn gì để mất nữa, chẳng còn “ghế” mà giữ nữa. Đưa ra lời thách thức như vậy thì chứng tỏ tận cùng sâu xa con người này, phẩm chất rất kém, đạo đức cũng có vấn đề.

Trong trường hợp có sai phạm thật thì nên nói thế nào?

Tốt hơn hết là nên nhận lỗi về mình, do nhiều lý do khác nhau mà tôi có những sai phạm, giờ Trung ương kết luận như vậy thì tôi nghiêm túc chấp hành. Nếu nói vậy thì còn có một tí lương tâm, trách nhiệm và sự trung thực của đảng viên. Còn nói như thế này thì càng hạ phẩm chất của mình. Một người bình thường cũng không được phép nói như vậy huống hồ là một đảng viên từng nắm giữ chức chủ tịch tỉnh.

Nghỉ hưu rồi, chẳng còn gì để mất. Ai làm gì được thì làm. Sự thách thức ấy dưng như là cú vỗ mặt vào những nỗ lực của chúng ta trong việc xử lý sai phạm của ngưi đng đầu, dù còn đương chc hay đã nghỉ?

Một con người phẩm chất kém thì mới đưa ra thách thức như vậy. Nghỉ hưu nghĩa là dừng lại những công việc được Nhà nước giao. Nhưng những việc làm của mình thì dù còn làm hay không cũng phải chịu trách nhiệm. Nhân dân đã tin tưởng bầu ông ấy, Đảng đã giao việc cho ông ấy để tận tâm phục vụ dân. Vậy mà ông ấy đem lợi ích cá nhân đè lên lợi ích của dân bằng những việc làm sai phạm.

Có ngưi đặt câu hỏi, phải chăng cách xử lý cán bộ đã nghỉ hưu hin nay chưa có sc răn đe?

Có thể nói là ta chưa làm đến cùng, dù các quy định thì có sẵn hết rồi. Ví dụ như ngoài xử lý kỷ luật thì phải truy lại các sai phạm để xử lý, kể cả xử lý hình sự nếu cần. Chúng ta mới chỉ kỷ luật như cách các chức vụ đã từng nắm giữ, kỷ luật về mặt Đảng chứ chưa làm được đến mức ấy. Có lẽ vì thế mà việc xử lý chưa có tính răn đe. Thế thì người ta mới dám nói kiểu “muốn xử sao thì xử”, ý là cùng lắm thì cách hết các chức vụ từng nắm giữ, tôi cũng “đủ ăn” rồi.

Rõ ràng ta không nên “tung hô” việc nghỉ hưu rồi vẫn bị xử lý mà phải xử lý triệt đ hơn?

Cứ làm đến cùng, tịch thu hết, truy trách nhiệm hình sự, là sợ ngay.

Dây chuyền công tác cán bộ đang có vn đ

Qua những việc này, ngưi ta đặt vấn đề về công tác cán bộ, ông có nghĩ thế?

Tôi nghĩ đến vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng, ông Nguyễn Minh Quang, ông Võ Kim Cự, ông Nguyễn Phong Quang… là những người đã nghỉ hưu rồi mới bị xử lý. Những sự việc ấy nhắc nhở các cơ quan công quyền rằng công tác cán bộ đang có vấn đề. Hệ thống bổ nhiệm, sử dụng, giám sát, kiểm tra cán bộ là có nhiều sơ hở và yếu kém. Việc bổ nhiệm những vị trí chủ tịch tỉnh hay bộ trưởng thì chắc chắn là phải qua ít nhất 10 cơ quan trung ương như Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức T.Ư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ…

Ý ông là gì?

Tất cả những vụ việc ấy chứng tỏ hệ thống giám sát quyền lực kém cỏi, lỏng lẻo. Tại sao cả một hội đồng thi đua khen thưởng khổng lồ như thế mà vẫn phong anh hùng thời kỳ đổi mới cho ông Trịnh Xuân Thanh? Tôi đề nghị các cơ quan Nhà nước phải vào cuộc rà soát lại toàn bộ công tác quản lý bố trí, trọng dụng, kiểm tra, khen thưởng, đề bạt… công tác cán bộ.

Có lẽ là rất khó để rà soát hết đấy?

Nếu không làm được thì sẽ có những ông Trịnh Xuân Thanh A, Võ Kim Cự B, Vũ Huy Hoàng C… Tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim” vẫn sẽ cứ diễn ra như chuyện thường ngày.

đâu mà để xảy ra tình trạng này thưa ông?

Có nhóm lợi ích trong công tác cán bộ. Nhóm lợi ích này chi phối nhiều thứ. Làm thế nào để chúng ta “lần” ra được các nhóm lợi ích này thì sẽ là mấu chốt giải quyết được vấn đề.

Tổng kiểm kê tài sản đề tịch thu

Theo ông, phải xử lý ngưi đã nghỉ hưu nhưng có sai phạm từ thời còn đương chc như thế nào đ mang tính răn đe, để không còn tâm lý “muốn xử sao thì xử”?

Tôi cho rằng không chỉ là kỷ luật mà phải làm đến cùng những sai phạm và buộc người có sai phạm phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm hình sự. Truy lại những việc làm cụ thể, những văn bản, giấy tờ, quyết định mà người này ký xem sai ở chỗ nào, có vi phạm pháp luật không. Cần thiết thì có thể khởi tố, tịch thu hết tài sản nếu không chứng minh được nguồn gốc tài sản. Làm đến cùng như vậy, tôi tin là không có chuyện “nhờn” được.

Như thế sẽ hiệu quả hơn là cách những chức vụ đã từng giữ, vì về bản chất những chức vụ ấy không còn tồn tại nữa để mà sợ mất?

Về mặt Đảng thì vẫn phải kỷ luật theo đúng quy trình. Nhưng cùng với đó phải là việc chịu trách nhiệm cụ thể, với từng việc, rõ ràng, minh bạch.

Nên chăng nâng mức xử lý sai phạm?

Tôi cho rằng chỉ cần làm đúng pháp luật, làm đến tận cùng, không nể nang, né tránh, đã có sức răn đe lắm rồi. Giả sử như với các trường hợp có nhiều sai phạm như ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ nhiệm Liên minh HTX Việt Nam, ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ TN&MT hay gần đây nhất như trường hợp ông Nguyễn Phong Quang ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và trường hợp ông Phạm Thế Dũng nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai… Nếu điều tra thấy có những sai phạm trong quá trình công tác trước đó, chỉ cần tổng kiểm kê tài sản. Nếu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản thì tiến hành tịch thu. Vừa đánh vào vật chất, vừa đánh vào danh dự, thì chắc chắn sức răn đe sẽ cao.

Xin cảm ơn chia sẻ của ông!

Năm 2014, UBND tỉnh Gia Lai có các quyết định mở 5 cửa khẩu phụ dọc tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia để nhập gỗ từ Campuchia. Một số cơ quan chuyên môn tại tỉnh Gia Lai có đề cập việc cần thiết có ý kiến của phía Campuchia, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng lúc đó bút phê: “Nếu có bàn thì bên họ cũng không đồng ý đâu”. Trên cơ sở chỉ đạo này, các cơ quan tham mưu đã làm thủ tục trình để UBND tỉnh Gia Lai mở 5 lối cửa khẩu phụ, để từ đây các doanh nghiệp lấy gỗ từ Campuchia đưa về thông quan. Từ năm 2014 – 2016, số gỗ được đưa về qua các lối mở này lên tới hàng trăm ngàn mét khối. Riêng trong năm 2016, có khoảng 300.000m3 gỗ được làm thủ tục thông quan. Tiền thuế Nhà nước thu lại chẳng được bao nhiêu, trong khi lợi ích mà các doanh nghiệp, các cá nhân hưởng là rất lớn.

Tô Hội (thực hiện)

BẢN DESKTOP