Dữ liệu y khoa

Loét dạ dày cấp vì uống viên sủi chưa tan

  • Tác giả : thúy nga
(khoahocdoisong.vn) - Thành phần tạo bọt trong viên sủi bọt là muối gốc – CO3. Khi thả viên sủi vào nước, gốc – CO3 tạo ra C02 hình thành lên bọt. Bọt khí CO2 này tuy không độc với đường tiêu hóa nhưng nó làm căng giãn dạ dày gây đau. Người có bệnh dạ dày cần cẩn thận.

Chị Nguyễn Thu Ngà (Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu vì đau bụng quằn quại không chịu được, nôn ra máu. Kết quả thăm khám và xét nghiệm chị bị chảy máu đường tiêu hóa do loét dạ dày cấp tính.

Nguyên nhân là do mấy hôm nay chị bị cảm cúm đau khắp mình mẩy nên uống viên sủi giảm đau. Có lúc chưa đợi viên sủi tan hết chị đã uống. Bác sĩ cho biết, tác nhân khiến chị bị chảy máu dạ dày có thể là do viên sủi và cách uống viên sủi chưa tan. 

Lời bàn: Theo BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, những người bị bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày cần cẩn thận khi uống thuốc sủi. Bởi thành phần tạo bọt trong viên sủi bọt là muối gốc – CO3.

Khi thả viên sủi vào nước, gốc – CO3 tạo ra C02 hình thành lên bọt. Bọt khí CO2 này tuy không độc với đường tiêu hóa nhưng nó làm căng giãn dạ dày. Trường hợp người bệnh bị viêm, loét, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày thì việc căng giãn dạ dày càng khiến cơn đau dữ dội hơn.

Đặc biệt, nếu uống viên sủi chưa hòa tan hoàn toàn, thành phần – CO3 sẽ vào đường tiêu hóa và sản sinh CO2 làm dạ dày căng giãn. Vì vậy, khi hòa viên sủi vào nước cần phải để viên sủi tan hoàn toàn và lắc qua lắc lại không thấy bọt khí nổi lên mới uống để tránh tạo CO2 trong đường tiêu hóa.

TN (ghi)

thúy nga

BẢN DESKTOP