Dữ liệu y khoa

Loại rau quả nào nhiễm thuốc trừ sâu cao nhất?

  • Tác giả : BS. Quang Anh
Mới đây nhóm Công tác Môi trường EWG đã xem xét gần 50 mặt hàng bị nhiễm nhiều thuốc trừ sâu nhất, được lấy từ dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhiều loại rau quả chúng ta ăn lại là nguy cơ có hại cho sức khỏe do hàm lượng thuốc trừ sâu cao.

Tổ chức này cho rằng, dù được trồng theo phương pháp hữu cơ hay thông thường, nhiều loại trái cây và rau quả có chứa thuốc trừ sâu có khả năng gây hại vẫn tồn tại ngay cả sau khi rửa, gọt vỏ.

Có hơn 90% mẫu dâu tây, táo, anh đào, rau bina và rau lá xanh cho kết quả dương tính với 2 loại thuốc trừ sâu trở lên. Một số loại rau quả có nhiều loại thuốc trừ sâu như cải xoăn, cải thìa, rau bina, ớt chuông. Nhũng loại rau quả có hàm lượng thuốc trừ sâu cao như dâu tây, rau bina, cải xoăn, cải thìa, táo, nho, anh đào, đào, lê, ớt chuông, cần tây, cà chua. Các loại rau quả ít thuốc trừ sâu như quả bơ, ngô ngọt, dứa, hành, đu đủ, đậu Hà Lan, cà tím, măng tây, bông cải xanh, kiwi, súp lơ trắng, nấm, dưa vàng.

Ở nước ta, rau cải là loại rau thu hút nhiều sâu nên người trồng thường tăng cường thuốc trừ sâu và phân đạm cho rau trước khi thu hoạch, điều này nguy hiểm khi dư lượng thuốc trừ sâu chưa đủ thời gian phân hủy đã được đem ra chợ bán.

Mướp đắng cũng là loại quả sâu bọ dễ tấn công nên hay được sử dụng hóa chất để bảo vệ. Những quả có màu xanh đậm, mướt, thân phình, sờ gân bóng là những quả dễ bị lạm dụng hóa chất làm tươi.

Quả đậu đỗ, giá, rau cần, dưa leo cũng dễ bị lạm dụng thuốc trừ sâu. Mùa này có nhiều khoai tây, cà chua là những loại củ quả hay được phun thuốc diệt cỏ để đủ cứng cho phát triển. Cà chua thường được dùng thuốc ủ chín để quả đẹp, chín đều, do đó khi mua nên chọn trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng.

Khi mua rau quả về nên ngâm trong nước sạch khoảng 5 - 10 phút sau đó mới rửa lại trực tiếp với vòi nước. Nên dùng nước muối 5% để ngâm rau. Với các loại của quả có thể gọt vỏ để giảm khả năng tiếp xúc với thuốc trừ sâu lớn nhất. Rau quả nên được nấu chín kỹ trước khi ăn. Khi có biểu hiện ngộ độc hóa chất, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ, nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

BS Quang Anh (Vĩnh Hồ, Hà Nội)

BS. Quang Anh

BẢN DESKTOP