Dinh dưỡng

Loại rau ngon miệng không ngờ lại chứa "sát thủ giấu mặt"

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Rau cần, rau muống nước, rau cải xoong,... chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người.

Dưới đây là các loại rau được mệnh danh là “sát thủ” sức khỏe, có thể gia đình bạn vẫn đang ăn hàng ngày.

Rau cần

Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn.

Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Ảnh minh họa

Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Ảnh minh họa

Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Khi ăn lẩu, các bạn phải rửa thật sạch, ngâm nước muối và để chín kỹ mới ăn.

Rau muống nước

Rau muống là loại rau thông dụng được ưa thích trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết gia đình Việt. Tuy nhiên, với các loại rau bị phun chất kích thích, thuốc trừ sâu, hay trồng ở những nơi ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Rau muống là loại rau thông dụng được ưa thích trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết gia đình Việt. Ảnh minh họa

Rau muống là loại rau thông dụng được ưa thích trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết gia đình Việt. Ảnh minh họa

Ngoài nỗi lo về rau nhiễm hóa chất, rau muống còn chứa một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học là Fasciolopsis Buski. Đây là loại ký sinh trùng thường sống trên các loại rau thủy sinh. Khi xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường ăn uống, chúng có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc mẩn ngứa, dị ứng đối với người dùng.

Việc ăn rau muống chẻ hoặc rau chưa chín kỹ, khả năng nhiễm giun sán sẽ tăng lên rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần phải hết sức lưu ý trong việc ăn rau muống nước.

Rau cải xoong

Rau cải xoong được biết là loại rau có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt… cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh, không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu…

Rau cải xoong. Ảnh minh họa
Rau cải xoong. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu thì rau cải xoong có thể là ổ chứa giun sán nếu ở trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng.

Rau cải thảo

Cải thảo vừa giòn ngọt lại rất bổ dưỡng. Chúng giàu chất xơ thô không chỉ làm ẩm đường ruột, thúc đẩy quá trình giải độc mà còn kích thích nhu động ruột, thúc đẩy bài tiết phân và giúp tiêu hóa, có tác dụng phòng chống ung thư ruột rất tốt.

Cải thảo bị ngâm formaldehyde có thể gây hại cho mạch máu, thậm chí là có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi). Ảnh minh họa

Cải thảo bị ngâm formaldehyde có thể gây hại cho mạch máu, thậm chí là có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi). Ảnh minh họa

Tuy nhiên khi mua cải thảo về ăn bạn cũng phải lựa chọn thật kỹ. Bởi hiện nay trên thị trường có nhiều loại cải thảo được ngâm formaldehyde trước khi bán để chúng trông tươi hơn, lâu hỏng hơn sau khi trải qua một quãng đường dài vận chuyển.

Khi đi chợ, nếu thấy phần rễ bị thối nhưng lá cải thảo vẫn rất non, mềm; ngửi thấy mùi hắc, hay có mùi hóa chất bất thường thì tuyệt đối không mua, không sử dụng. Cải thảo bị ngâm formaldehyde có thể gây hại cho mạch máu, thậm chí là có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư đường hô hấp (mũi, họng, phổi).

Cà chua xanh

Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ.

Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa

Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa

Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Bí ngô tích trữ quá lâu

Bí ngô có mùi vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường vận động dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Ưu điểm lớn nhất của bí ngô đó là có thể bảo quản được lâu, nhất là vào mùa thu đông có thể bảo quản trong vài tháng.

Nấm mốc trên bí ngô có thể chứa aflatoxin, là một loại độc tố nấm mốc gây hại cho gan thận và gây nên tình trạng ung thư gan. Ảnh minh họa

Nấm mốc trên bí ngô có thể chứa aflatoxin, là một loại độc tố nấm mốc gây hại cho gan thận và gây nên tình trạng ung thư gan. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu bí ngô để lâu thì phải quan sát kỹ, nếu như có dấu hiệu bị thối mốc, hư hỏng thì nên loại bỏ ngay. Bởi bí ngô là loại rau quả có chứa lượng đường cao, nếu bảo quản ở nơi quá ẩm sẽ dễ bị oxy hóa, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là có nấm mốc. Nấm mốc trên bí ngô có thể chứa aflatoxin, là một loại độc tố nấm mốc gây hại cho gan thận và gây nên tình trạng ung thư gan.

Ngó sen

Ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, một thức ăn và là vị thuốc Nam thông dụng mang tên “Liên ngẫu”. Trong ngó sen có đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C…

Ngó sen là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Ảnh minh họa

Ngó sen là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Ảnh minh họa

Ngó sen là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP