Rong biển từ lâu đã được sử dụng làm thực phẩm và thuốc trong nhiều thế kỷ, từ tảo bẹ lớn đến các loại nhỏ hơn.
Loại rau được ví như "tiên dược dưới đại dương" giúp tăng cường tuổi thọ |
Theo các chuyên gia, rong biển có vô vàn điểm tốt cho sức khỏe mà bạn không ngờ đến, cụ thể lợi ích của rong biển như sau:
Cải thiện chức năng tuyến giáp
Hormone tuyến giáp giúp điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, từ chu kỳ kinh nguyệt đến thân nhiệt. Nếu thiếu i-ốt, tuyến giáp không thể tạo ra đủ lượng hormone này, có thể dẫn tới bướu cổ. I-ốt đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai vì liên quan đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Giúp giảm cân
Rong biển vốn dĩ là rau nên chúng rất giàu chất xơ tốt cho người muốn giảm cân. Theo nghiên cứu trên tạp chí y học Marine Drugs, chất xơ của rong biển sẽ làm chậm quá trình rỗng của dạ dày, nhờ vậy mà dạ dày sẽ gửi tín hiệu đói đến não lâu hơn bình thường và ngăn bạn ăn quá nhiều.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Rong biển chứa carbohydrate hoạt động như prebiotic, là chất xơ không tiêu hóa được, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của bạn. Đường có trong rong biển thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt và tăng mức axit béo ngắn hạn giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Cải thiện huyết áp
Rong biển có khả năng giúp giảm huyết áp và cũng có tiềm năng để giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ rong biển có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Việc tiêu thụ rong biển có tác động tích cực đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn.
Ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ
Rong biển là thực phẩm rất giàu lignans – một chất có trong thực vật đóng vai trò như hormone nữ trong cơ thể chị em. Chất này giúp ngăn việc hình thành các tế bào gây hại và làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có ung thư vú ở phụ nữ. Tiến sĩ Jane trực thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cũng từng chia sẻ rằng, việc dùng rong biển thường xuyên chính là yếu tố quan trọng để người Nhật giảm tỷ lệ mắc ung thư vú hàng năm.
Ăn rong biển như thế nào để đạt hiệu quả và an toàn?
Để thực hiện việc ăn rong biển một cách hiệu quả cho sức khỏe nhất, bạn cần tuân theo các hướng dẫn và khuyến nghị của các chuyên gia về cách sử dụng và đối tượng sử dụng.
Ăn nhiều rong biển có tốt không?
Mặc dù rong biển đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên bạn cần tiêu thụ chúng với mức độ vừa phải. Vậy mỗi ngày nên ăn bao nhiêu rong biển?
Một người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 100g rong biển trong một ngày và nên phân chia khẩu phần ăn rong biển thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì ăn trong một bữa.
Phụ nữ có thai mỗi ngày không nên ăn quá 0,27mg và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu muốn thêm rong biển vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Đối với trẻ em từ dưới 8 tuổi cần lưu ý chỉ nên tiêu thụ 0,09mg i-ốt trong một ngày, tương đương với khoảng 10g rong biển.
Ai không nên ăn rong biển?
Người có vấn đề về tiêu hóa: Rong biển chứa nhiều loại polysaccharide khó tiêu hóa, vì vậy có thể gây khó chịu bụng và các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn.
Người mắc bệnh cường giáp: Hàm lượng cao i-ốt trong rong biển dễ khiến tình trạng bệnh cường giáp thêm trầm trọng.
Người đang bị mụn nhọt, phát ban: Rong biển có thể gây kích ứng da ở một số người, gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và mụn nhọt.
Người đang bị bướu cổ: Những người đã bị bướu cổ cần tránh tiêu thụ lượng i-ốt cao và rong biển có thể tăng nguy cơ tình trạng này.
Người đang bị vấn đề về thận: Rong biển chứa một lượng lớn kali, có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận.