Thực tế, hầu hết mọi người thường dùng chanh leo như một trái cây giúp giải khát, ăn vặt. Tuy nhiên nó không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Chanh leo là một nguồn cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là chất xơ, vitamin C và vitamin A. Ước tính trong một quả chanh leo tím có chứa:
Lượng calo: 17 calo
Chất xơ: 2 gam
Vitamin C: 9% giá trị hàng ngày (DV)
Vitamin A: 8% DV
Sắt: 2% DV
Kali: 2% DV
Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy chanh leo giàu polyphenol hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới khác như vải, xoài, chuối, đu đủ và dứa. Ngoài ra, quả chanh leo cũng cung cấp một lượng nhỏ chất sắt. Cơ thể của chúng ta thường không dễ hấp thụ chất sắt từ thực vật. Tuy nhiên, chất sắt trong chanh leo lại đi cùng rất nhiều vitamin C, được biết là có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt.
Hơn nữa, trong chanh leo cũng giàu các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm cả carotenoid và polyphenol.
Loại quả giá rẻ bèo là kẻ thù của tiểu đường, ung thư, tốt cho tim |
Chống lại tiểu đường
Chanh leo là loại trái cây có thể phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nhờ vào chỉ số đường huyết thấp nhưng hàm lượng chất xơ cao, lại rất giàu pectin - một loại chất xơ giúp bạn cảm thấy no mà không làm tăng lượng calo.
Nó cũng được chứng minh là có khả năng hạ đường huyết, giảm cholesterol xấu và cải thiện chức năng của insulin - yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định. Vì vậy, chanh leo thường được khuyên dùng trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường.
Bảo vệ tim mạch
Chanh leo rất giàu kali - loại khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, làm thư giãn các mạch máu và tăng cường lưu lượng máu. Cùng với chất sắt - thành phần thiết yếu cho quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu. Từ đó, trái cây này có thể làm giảm căng thẳng cho tim và cải thiện sức khỏe tim toàn diện. Ngoài ra, chất flavonoid và axit phenolic có trong chanh leo cũng kiểm soát lượng cholesterol tốt hơn.
Cải thiện tiêu hóa
Do loại quả này có hàm lượng chất xơ lý tưởng nên tốt cho tiêu hóa. Một ly nước với 25g chanh dây có chứa khoảng 2g chất xơ và phần lớn là chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan trong phần ruột và vỏ chanh dây có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp cải thiện nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng cholesterol bằng cách bài tiết qua phân.
Tăng cường miễn dịch
Hàm lượng cao vitamin C, vitamin A và các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… có trong chanh leo thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và virus. Các chất này còn có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được một số bệnh vặt thông thường cũng như cải thiện khi suy nhược cơ thể.
Tốt cho xương và mắt
Khoáng chất như magie, canxi, sắt, phốt pho cùng các chất oxy hóa có tác dụng kháng viêm, phòng loãng xương và viêm khớp. Vitamin A trong chanh leo còn rất tốt cho mắt, phòng ngừa hiện tượng đục thủy tinh thể, chứng quáng gà và thoái hóa điểm vàng.
Chanh leo có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe:
Gây ra bệnh sỏi thận: đối với những người bị viêm loét dạ dày, nếu dùng quá nhiều hoặc thường xuyên, các chất Axit hữu cơ có trong chanh dây sẽ khiến bạn mắc thêm chứng bệnh sỏi thận.
Gây dị ứng: nếu dùng chanh dây không điều độ có khả năng bị nổi mề đay, khó thở hoặc phù mạch máu. Hoặc nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng phụ như nôn mửa, mệt mỏi và thiếu minh mẫn.
Viêm ruột thừa: khi nuốt quá nhiều hạt chanh dây trong thời gian dài sẽ khiến bạn mắc chứng viêm ruột thừa hoặc viêm túi ruột già.
Nguy cơ chảy máu và gây buồn ngủ: nếu dùng chanh dây không đúng cách nó có khả năng phản ứng với các loại thuốc an thần hoặc một số loại thảo dược khiến bạn luôn buồn ngủ. Còn nếu dùng chanh dây khi uống thuốc chống đông, chanh dây sẽ khiến bạn chảy máu nhiều hơn.
BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội)