Không giống như các loại cây trồng có thể được trồng và thu hoạch đúng tiến độ, nấm truffle phát triển dưới sự kiểm soát của thiên nhiên, khiến chúng trở nên hiếm hoi.
|
Từ xa xưa, nấm truffle (hay còn gọi là nấm cục) được ca ngợi như "kim cương" trong thế giới ẩm thực. Đây cũng là loại nấm đắt nhất thế giới, chỉ giới siêu giàu mới dám thưởng thức. |
|
Với hương vị thơm ngon hảo hạng, nấm truffle có giá từ 3.000-4.000 USD/kg (tương đương 74-98 triệu đồng). Giá của nấm truffle trắng cao hơn, thường khoảng 7.000 USD/kg (tương đương 172 triệu đồng). Thậm chí, loại nấm truffle thượng giá từ 12.000-20.000 USD/kg (khoảng 295-492 triệu đồng/kg). |
|
Đáng chú ý, trong một cuộc đấu giá hồi năm 2021 tại Italia, một cây nấm cục trắng nặng 830g đã được bán với giá 103.000 Euro (khoảng hơn 2,6 tỷ đồng). |
|
Không giống như các loại cây trồng có thể được trồng và thu hoạch đúng tiến độ, nấm truffle phát triển dưới sự kiểm soát của thiên nhiên, khiến chúng trở nên hiếm hoi. Theo Aromatruffle, nấm cục phải mất hơn 20 năm để phát triển. |
|
Theo truyền thống, lợn được sử dụng để săn nấm cục, nhưng chó cũng trở thành phương pháp được ưa chuộng hơn nhờ khả năng tìm thấy nấm chín mà không cần ăn. |
|
Nấm cục trắng, đặc biệt là nấm từ miền Bắc nước Ý, được đánh giá cao nhất. |
|
Hương vị của nấm cục bắt nguồn từ mùi thơm đậm đà, mùi đất và xạ hương. Mùi và vị độc đáo của chúng là kết quả của sự kết hợp độc đáo giữa các hợp chất tự nhiên có trong nấm truffle. |
|
Mùi thơm nồng của nấm cục không chỉ là kết quả của quá trình sinh hóa mà còn là kết quả của các vi khuẩn xâm chiếm cơ thể chúng. |
|
Nấm cục cũng có sự kết hợp của vi khuẩn, nấm men và các loại nấm khác sống cùng. |
|
Không giống như nấm trên mặt đất, nấm cục không thể lợi dụng mưa gió để phát tán bào tử. Vì vậy, nấm cục phải dựa vào động vật để sinh sản. |
|
Nấm cục tạo ra mùi mạnh để thu hút động vật, chẳng hạn như lợn ăn chúng. Các bào tử sau đó phân tán qua phân của động vật này. |
|
Nấm cục sống cộng sinh với một số loài cây bao gồm bạch dương, anh đào, cây phỉ, sồi, chanh dây và thông. Chúng không bao giờ có thể tồn tại trong đất nếu không có cây chủ. Nguồn ảnh: Getty, BI |
Hoàng Minh (tổng hợp)