Chữa bệnh không dùng thuốc

Loại muối tốt cho cơ thể

Theo PGS.TS.BS, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Viết Lượng – Học Viện Quân y,

Thực ra điều đó chưa hoàn toàn đúng.  Và dưới đây là những thông tin, tư vấn của ông xung quanh việc dùng loại muối tốt cho cơ thể.

Muối có nhiều loại.

Nhu cầu của cơ thể đối với muối

Muối là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, ngoài việc làm cho “khẩu vị” của thực phẩm ngon hơn thì muối còn đóng vai trò cung cấp cho cơ thể các chất khoáng quan trọng như Na; Clo; Mg; Iốt…giúp cân bằng điện giải của máu; duy trì chức năng tuyến giáp…

Chưa nói nước muối sinh lý (0,9%) giúp làm sạch mũi họng, các hốc tự nhiên cũng như các vết thương.

Nhu cầu muối của cơ thể trung bình tối đa khoảng 5g/24h. Trong khi đó theo Viện dinh dưỡng quốc gia người Việt đang ăn trung bình 12-15g muối/24h

Khi chúng ta ăn quá nhiều muối sẽ làm cho thành mạch chóng xơ cứng; gây cao huyết áp; tăng nguy cơ suy thận cũng như góp phần gây xơ hoá cơ tim, xơ hoá phổi và lão hoá não sớm

Loại muối nào tốt cho cơ thể?

Rất nhiều người vẫn lầm tưởng và đánh đồng muối chính là NACL (Natri Clorua) nên muối nào cũng giống nhau

Thực ra điều đó chưa hoàn toàn đúng. Muối biển tự nhiên là loại muối được sản xuất bằng cách cho bay hơi nước biển.

Loại muối này có chứa cân bằng các khoáng chất của biển (natriclorua; magie; canxi; Iốt…) trong đó hàm lượng Nacl không quá 80%.

Trong khi đó muối tinh (muối tinh chế) được sản xuất bằng cách chiết xuất Nacl từ nước biển nên thành phần của nó có tới 99% là Nacl, các khoáng chất khác của biển rất ít hoặc gần như không có.

Các bác sỹ đã nhận thấy rằng các rắc rối và hậu quả như cao huyết áp; bướu cổ (do thiếu Iốt) chủ yếu là do loại muối tinh này gây nên

Do đó, khi sử dụng chúng ta nên dùng loại muối được sản xuất theo phương pháp bay hơi nước biển truyền thống mà không nên sử dụng các loại muối tinh chế.

Ngày nay người ta còn chủ động bổ sung Iốt vào muối (muối Iốt) để dự phòng bệnh bướu cổ do thiếu Iốt. Tuy nhiên cho dù là muối tự nhiên thì bạn vẫn cần kiểm soát không quá 5g/24h.

Muối có ở đâu trong thức ăn?

Để tính lượng muối bạn đưa vào cơ thể hàng ngày, không đơn thuần chỉ là số gam muối bạn cho vào thức ăn khi chế biến.

Trong thức ăn muối tồn tại trong nhiều dạng, nhiều hình thức, ở nhiều loại thức ăn khác nhau nên bạn cần phải biết để kiểm soát.

Trước hết trong hầu hết các loại thực phẩm đều đã có một lượng muối nhất định, đặc biệt các loại hải sản biển, tảo biển. Ngoài ra, muối còn tồn tại trong các loại nước chấm (nước mắm, tương…); muối có trong các loại gia vị khác; muối có trong các loại dưa, cà…muối chua.

Muối có trong các thực phẩm chế biến sẵn (giò chả, bim bim, bánh mỳ…). Cách nhận biết bằng cảm quan đơn giản để đánh giá hàm lượng muối trong thức ăn là “vị mặn”. Như vậy muối tồn tại rất nhiều trong các thực phẩm hàng ngày nên bạn cần phải kiểm soát.

Có câu nói trong y học đó là “Cái chết trắng” là muốn ám chỉ cho việc bạn đưa vào cơ thể quá nhiều muối và đường bột” bạn hãy suy ngẫm để biết cách bảo vệ sức khỏe của mình.

Có một cách đơn giản ngay lập tức có thể giảm lượng muối hằng ngày, đó là:

Thức ăn nấu nhạt hơn và ăn thức ăn trước, không ăn thức ăn kèm cơm. Khi ăn thức ăn cảm thấy đủ rồi bạn kết thúc bữa ăn bằng một ít cơm cùng nước canh. Bằng cách này bạn vừa giảm được muối vừa giảm được đường bột đưa vào cơ thể hàng ngày.

 Mai Loan

BẢN DESKTOP