Trong lá vối và nụ vối có tanin, một số vitamin và chất khoáng, có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Ảnh minh họa |
Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của lá vối đối với sức khỏe
Giảm mỡ máu
Trong nước lá vối có một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, đồng thời còn giúp giảm mỡ máu. Công thức đun nước lá vối để giảm mỡ máu:
Chuẩn bị 15-20g nụ vối, hãm lấy nước uống thay trà uống trong ngày, hoặc nấu thành nước đặc chia làm 3 lần uống trong ngày. Để hiệu nghiệm, người bệnh cần duy trì uống thường xuyên.
Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính
Lá vối cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. Mỗi khi ăn nhiều chất đạm hoặc dầu mỡ, người ta thường uống nước đun lá vối để kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, trong lá vối cũng chứa tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp chữa đau bụng đi ngoài phân sống.
Hỗ trợ điều trị tiêu hóa
Thành phần Tanin trong cây vối có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, nước lá vối còn có khả năng kích thích dạ dày tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, chướng hơi.
Hỗ trợ điều trị bệnh Gout
Lá và nụ vối có tác dụng kích thích tiêu hóa các loại thức ăn nhiều giàu mỡ, lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh Gout.
Giải khát
Nước lá vối có khả năng đào thải chậm hơn nước lọc trong khi thành phần có nhiều dưỡng chất, vitamin,… giúp thanh lọc, giải độc đồng thời tăng khả năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, việc sử dụng nước cây vối sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước, giảm tình trạng khát nước, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng.
Tác dụng kháng khuẩn
Các chất được tìm thấy trong lá và nụ vối tươi bao gồm tannin và acid triterpenic. Sự phát triển của nhiều loại nấm, men, vi khuẩn và virus đã bị ức chế bởi tannin.
Ngoài ra, axit tannic là một chất ức chế vi khuẩn trong thực phẩm, vi khuẩn thuỷ sinh và vi khuẩn tạo mùi vị. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hợp các hợp chất loại acid triterpenic có nhiều tác dụng chống viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động kháng virus và chống lại khối u.
Nước sắc đậm đặc của lá vối tươi được dùng như một chất sát trùng, kháng sinh để rửa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu. Một nghiên cứu về tính kháng khuẩn của các hoạt chất có trong lá vối đã kết luận rằng, chiết xuất methanol của lá vối có tác dụng chống lại vi khuẩn gram dương bao gồm S. aureus , B. subtilis và S. mutans GS-5. Nước lá vối có thể sử dụng như là một chất sát khuẩn tự nhiên đối với những nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ngoài da.
Khi uống nước lá vối, cần chú ý một số vấn đề sau:
Chỉ nên uống 1 ấm trà/ngày để tránh ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận.
Không nên sử dụng nước lá vối thay thế cho nước lọc.
Tránh uống nước lá vối khi đói và không nên sử dụng nước lá vối quá đặc, vì nó có thể kích thích hệ thống tiêu hóa và làm tăng nhu động ruột, gây cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng và choáng váng.