Trong nước

Lễ hội Hảng Pồ - nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng

  • Tác giả : Phúc Nguyên - Hoàng Hải
Lễ hội Hảng Pồ là một lễ hội văn hóa truyền thống của người Nùng được tổ chức từ ngày 27 và 28 tháng Giêng ÂL hằng năm tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc phía Bắc.

Hằng năm, vào dịp sau Tết Nguyên đán, khắp các thôn, buôn trên địa bàn xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của Lễ hội Hảng Pồ. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian mang bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc ở địa phương rất độc đáo. Sau một năm lao động vất vả, Lễ hội mở ra mang lại những phút giây nghỉ ngơi, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lượn…

Lễ hội Hảng Pồ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 17 đến ngày 18/2/2023 (nhằm ngày 27 và 28 tháng Giêng) tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Lễ hội Hảng Pồ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 17 đến ngày 18/2/2023 (nhằm ngày 27 và 28 tháng Giêng) tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Lễ hội Hảng Pồ được chính quyền địa phương và nhân dân xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk được tổ chức trở lại và được diễn ra trong 2 ngày từ ngày 17 đến ngày 18/2/2023 (nhằm ngày 27 và 28 tháng Giêng), là nơi mọi người gặp gỡ, giao lưu; cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; là ngày hội giao duyên, tâm sự đầu xuân, chúc tụng nhau một năm mới hạnh phúc và may mắn.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia.

Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí không chỉ riêng của đồng bào Tày, Nùng, mà còn có sự tham gia đông đảo đồng bào các dân tộc khác trên địa bàn thị xã Buôn Hồ và các vùng lân cận và một số lượng lớn người dân địa phương và du khách đến tham quan, du lịch. Lễ hội cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đông đảo dân tộc Tày, Nùng cùng nhiều dân tộc anh em trên địa bàn và vùng lân cận tham dự Lễ hội.

Đông đảo dân tộc Tày, Nùng cùng nhiều dân tộc anh em trên địa bàn và vùng lân cận tham dự Lễ hội.

Tại lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc cho người dân và du khách thưởng thức như múa sư tử, lảy cỏ, ném còn, hát sli, hát then… Đặc biệt, Múa sư tử của người Tày, Nùng là khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp, đồng thời, thể hiện tinh thần đấu tranh của họ chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, xua đuổi tà ma và ác quỷ, cầu mong sự ấm no, hạnh phúc.

Cũng từ lễ hội này, qua những điệu múa, tiếng ca, giai điệu nhạc cụ truyền thống rộn ràng trong không khí đầu Xuân mới, nhiều chàng trai, cô gái Tày, Nùng đã tìm được cho mình “một nửa” còn lại.

Người đi xem hội háo hức với các tiết mục thi múa sư tử.

Người đi xem hội háo hức với các tiết mục thi múa sư tử.

Lễ hội Hảng Pồ là dịp để du khách có thể tìm hiểu về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, lưu giữ kỷ niệm, kết bạn mới.

Ngày hội cũng là dịp để đồng bào dân tộc Tày, Nùng giới thiệu với du khách những món ăn đặc sắc của dân tộc mình, trong đó có món lợn quay lá mác mật. Không chỉ đơn giản là một món ăn phổ biến hàng ngày, lợn quay lá mác mật thể hiện một phần văn hóa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng hiện đang sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk.

Múa sư tử của người Tày, Nùng là khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp, đồng thời, thể hiện tinh thần đấu tranh của họ chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, xua đuổi tà ma và ác quỷ, cầu mong sự ấm no, hạnh phúc.…
Múa sư tử của người Tày, Nùng là khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp, đồng thời, thể hiện tinh thần đấu tranh của họ chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, xua đuổi tà ma và ác quỷ, cầu mong sự ấm no, hạnh phúc.…

Anh Giàng A Pía – người đồng bào dân tộc Nùng ở đây chia sẻ: “Cứ mỗi khi thu hoạch xong, người dân lại tổ chức Lễ hội Hảng Pồ nhằm mục đích gặp mặt, giao lưu, văn nghệ, ca múa hát dân gian, thể thao để gắn kết tình cảm của mọi người và cầu cho một mùa vụ thắng lợi sắp tới”.

Đây là lễ hội mang đậm bản sắc tình người, bởi trong suốt cả năm, mọi người bận việc lao động sản xuất, bà con, dòng họ không có dịp để gặp nhau thăm hỏi.

Lễ hội hỗ trợ rất nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lễ hội hỗ trợ rất nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Những ngày diễn ra lễ hội, mọi người từ già đến trẻ nhỏ đều vui vẻ, trong làng dù nhà giàu hay nghèo cũng tất bật chuẩn bị thịt heo quay, mấy vò rượu để tiếp khách đến thăm. Theo người dân quan niệm, nếu nhà nào được nhiều người đến chơi thì trong năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

Người đồng bào dân tộc Tày, Nùng nô nức tham gia Lễ hội.

Người đồng bào dân tộc Tày, Nùng nô nức tham gia Lễ hội.

Xã Ea Siên hiện có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống với trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Tày... Lễ hội Hảng Pồ có nghĩa là hội chợ trên đồi hay còn được gọi là Hội Xuân, thường được tổ chức tại các làng bản trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở phía Bắc. Đây là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao động vất vả.

Hơn 20 năm trôi qua, Ea Siên đã thay da đổi thịt trở thành một vùng đất trù phú, là vựa nông sản của TX Buôn Hồ, dịch vụ, thương mại đang ngày một phát triển sầm uất hơn. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, Lễ hội Hảng Pồ những năm gần đây cũng được tổ chức quy mô hơn, chặt chẽ hơn, nội dung phong phú hơn với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí.

Những ngày diễn ra lễ hội, mọi người từ già đến trẻ nhỏ đều vui vẻ, trong làng dù nhà giàu hay nghèo cũng tất bật chuẩn bị thịt heo quay, mấy vò rượu để tiếp khách đến thăm.

Những ngày diễn ra lễ hội, mọi người từ già đến trẻ nhỏ đều vui vẻ, trong làng dù nhà giàu hay nghèo cũng tất bật chuẩn bị thịt heo quay, mấy vò rượu để tiếp khách đến thăm.

Thông qua Lễ hội Hảng Pồ, địa phương mong muốn sẽ phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Mặt khác, tạo sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc phục vụ du khách, góp phần kích cầu du lịch địa phương./.

Phúc Nguyên - Hoàng Hải

BẢN DESKTOP