Doanh nghiệp

Làm nghề gì dễ trở thành CEO nhất?

Nhìn vào con đường sự nghiệp của những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, người trẻ có thể tìm thấy những gợi ý quý báu cho bước phát triển tiếp theo nhằm đạt được các vị trí tương tự trong tương lai.

Bài học tuyển dụng Sheryl Sandberg học từ CEO HP

Sống lành mạnh như CEO Apple – Tim Cook

Nhà sáng lập, CEO Amazon - Jeff Bezos là một trong những CEO nổi tiếng hàng đầu thế giới

Nhà sáng lập, CEO Amazon – Jeff Bezos là một trong những CEO nổi tiếng hàng đầu thế giới

CEO của Microsoft Satya Nadella bắt đầu sự nghiệp với vị trí kỹ sư. Trong khi đó, CEO Công ty dịch vụ tài chính Fidelity là Abigail Johnson thì thừa kế vai trò này từ cha mình. Còn CEO Công ty phần mềm SAP National Security Services thì đảm nhận vị trí… nhân viên vệ sinh ở một ngôi trường phổ thông.

Trên thực tế, không hề có “con đường sự nghiệp chung” dẫn một người đến với chiếc ghế điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cách mà các CEO đạt đến được vị trí của mình hôm nay, LinkedIn đã khảo sát hồ sơ của hơn 12.000 nhà điều hành đến từ 20 quốc gia.

“Có một điều chắc chắn, thế hệ millennials rất quan tâm đến vấn đề thăng tiến trong công việc. Bằng cách nhìn vào con đường sự nghiệp của những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, có thể họ sẽ tìm thấy những gợi ý quý báu cho bước phát triển tiếp theo nhằm đạt được vị trí tương tự trong tương lai”, Sarah O’Brien – Giám đốc nghiên cứu insights, thuộc bộ phận Giải pháp nhân tài của LinkedIn cho biết trên CNBC.

Các chuyên gia nghiên cứu của LinkedIn đã tìm thấy rằng, phần lớn những nhà điều hành hàng đầu thế giới này khởi đầu sự nghiệp với nghề tư vấn. Nghề nghiệp phổ biến thứ hai của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là kỹ sư phần mềm.

Theo LinkedIn, các nhà tư vấn có khuynh hướng phải xử lý những thử thách đa dạng ở nhiều doanh nghiệp và nhiều môi trường làm việc khác nhau. Điều này giúp họ có một cơ hội lý tưởng để rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề – loại kỹ năng mà các CEO cần sử dụng hằng ngày.

Cuộc khảo sát còn quan tâm đến các lĩnh vực phổ biến nhất được in trên bằng cấp của các CEO. Theo đó, ngành Khoa học máy tính đã dẫn đầu danh sách này. Các ngành phổ biến tiếp theo trong top 5 lần lượt là Kinh tế, Kinh doanh, Tài chính và Ngân hàng, Kỹ sư điện.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các CEO có khuynh hướng bắt đầu đi làm ở những vai trò có liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh doanh, bán hàng và kỹ sư.

LinkedIn lưu ý, thông tin hồ sơ của các CEO được khảo sát trong báo cáo này có thể không bao gồm những vai trò “sơ khởi”, chẳng hạn như thực tập sinh. Đồng thời, trang mạng xã hội nghề nghiệp này còn nhấn mạnh, thông tin về con đường sự nghiệp của người khác chỉ có tính chất tham khảo, dù có thể là những chỉ dẫn hữu ích nhưng nó không mang tính dự báo tương lai.

Bích Trâm (Theo DNSG)

BẢN DESKTOP