Dữ liệu y khoa

Làm gì để cải thiện tình trạng khó nuốt sau đột quỵ?

  • Tác giả : Lan Khuê
Sau đột quỵ, người bệnh thường gặp phải di chứng khó nuốt, gây cản trở việc ăn uống hàng ngày. Nếu không có biện pháp khắc phục, người bệnh đột quỵ có thể bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, việc phục hồi sẽ khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây khó nuốt sau đột quỵ

Có đến 50% người bệnh sau đột quỵ gặp phải vấn đề khó nuốt. Nếu nhẹ tình trạng này xuất hiện trong 7 ngày rồi hết, nhưng với trường hợp nặng có thể kéo dài đến 6 tháng. Khó nuốt sau đột quỵ thường là rối loạn chức năng và hoạt động phối hợp cơ vùng miệng do mất kiểm soát của thần kinh trung ương từ những tổn thương vỏ não hoặc thân não do đột quỵ gây ra.

Khi khó nuốt người bệnh đột quỵ thường có các dấu hiệu: Sặc nghẹn thức ăn, ho, chảy nước dãi hoặc rơi vãi thức ăn. Người bệnh thường nuốt rất chậm và khó khăn, luôn có cảm giác thức ăn đọng trong họng, trào ngược, ợ nóng...

Thống kê cho thấy 80% người bệnh bị rối loạn chức năng nuốt kéo dài sẽ phải can thiệp ăn qua ống thông dạ dày. Nếu không can thiệp sớm, chứng khó nuốt có thể gây ra các biến chứng như sặc, tắc đường thở, viêm phổi, suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải. Hầu hết người bệnh khi khó nuốt đều có cảm giác lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi khi nghĩ đến ăn hoặc không thoải mái khi ăn. Những điều này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Người bệnh sau đột quỵ thường bị khó nuốt

Người bệnh sau đột quỵ thường bị khó nuốt

Cách cải thiện chứng khó nuốt sau đột quỵ

Để cải thiện tình trạng khó nuốt sau đột quỵ não, người bệnh và người chăm sóc nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:

● Người bệnh cần ngồi thẳng khi ăn hay uống bất cứ thứ gì. Trong trường hợp người bệnh bị liệt, không thể tự ngồi, người chăm sóc nên điều chỉnh đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh ngồi dậy tựa vào gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái. Thân người bệnh cần vuông góc với hông, đầu gối và cổ chân.

● Chỉ cho người bệnh đột quỵ ăn uống khi tỉnh táo. Ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ. Nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo. Không nói khi đang nhai nuốt thức ăn, nếu người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của họ. Chú ý không để người bệnh ngậm thức ăn quá lâu, cần nhắc nhở bằng lời nói hoặc bằng cách sờ vào 2 bên má của người bệnh.

● Khuyến khích người bệnh thực hiện các bài tập tốt cho cơ miệng, giúp cải thiện chức năng nhai và nuốt của họ. Người bệnh có thể luyện tập bài tập kéo cơ họng và miệng như sau: Kéo lưỡi ra phía trước càng xa càng tốt và giữ trong một khoảng thời gian, sau đó đẩy lưỡi trở lại trong miệng, lặp lại nhiều lần trong ngày. Hoặc đơn giản hơn, bạn hãy mở miệng rộng ra và sau đó đóng lại nhiều lần, như một bài tập vận động miệng.

● Bên cạnh đó, việc chế biến thức ăn cho người bệnh bị khó nuốt nên được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng hoặc xay nhuyễn. Nếu người bệnh thường ho sặc, đồ uống cần được chế biến đặc hơn một chút, nếu quá lỏng sẽ chảy nhanh hơn, khiến người bệnh dễ sặc hơn. Ngoài ra người bệnh đột quỵ khi khó nuốt cần tránh các loại thức ăn khô, kích thước lớn, có nhiều sợi xơ, dai, khó cắn, khó nhai.

● Sau mỗi lần ăn uống, người bệnh cần được vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để loại bỏ các chất bẩn đóng trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu người bệnh không thể đánh răng và súc miệng thì có thể dùng rơ miệng để làm sạch răng, lưỡi và 2 bên má. Đặc biệt, không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.

● Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược cũng là một biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị khó nuốt sau đột quỵ được nhiều người áp dụng. Trong đó Nattospes được coi là sự lựa chọn toàn diện.

TPBVSK Nattospes hỗ trợ phục hồi khó nuốt sau đột quỵ hiệu quả

TPBVSK Nattospes hỗ trợ phục hồi khó nuốt sau đột quỵ hiệu quả

Với thành phần chính là nattokinase, Nattospes mang đến tác dụng:

- Hỗ trợ phòng ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não, từ đó phòng ngừa đột quỵ.

- Hỗ trợ phục hồi các di chứng: Liệt, méo miệng, nói ngọng… sau đột quỵ não an toàn, hiệu quả, dùng càng lâu hiệu quả càng cao.

Hiệu quả của Nattospes trong hỗ trợ phục hồi các di chứng như khó nuốt sau đột quỵ đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu lâm sàng tại viện Trung ương Quân đội 108, viện Quân y 103, viện Bạch Mai, viện Tuệ Tĩnh. Để cải thiện tình trạng khó nuốt, người bệnh đột quỵ nên dùng 4-6 viên/ ngày trong 3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

Khó nuốt tuy không quá nguy hiểm nhưng lâu dài nếu không điều trị triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hãy sử dụng sản phẩm Nattospes - Phá tan hết cục máu đông, phòng ngừa tai biến sống lâu tuổi già ngay hôm nay nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Lan Khuê

BẢN DESKTOP