Y học và đời sống

Lạc hầm chân gà giúp chắc cơ xương khớp

Lạc còn gọi là đậu phộng, được trồng ở nhiều nơi và nhiều vùng để làm thực phẩm ăn chữa bệnh và trong công nghiệp. Dưới đây là một số món ăn từ lạc có lợi ích cho sức khoẻ.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/cach-lam-chan-ga-ham-lac-dau-do-1-300x197.jpg

Lạc hầm bổ dưỡng.

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, lạc chứa 45 – 50% dầu béo, 30% nitơ, 18% tinh bột, 5% xenlulo, 8% là nước, 2% muối vô cơ.

Ngoài ra, còn có các vitamin nhóm B. Lạc ăn khi còn tươi người ta thường luộc, đến khi khô hay rang húng lìu, giã vừng với lạc, lạc nấu canh dưa, lạc làm nộm…

Lạc có vị thơm và béo ngậy, là thực phẩm chay của những phật tử, ăn lạc rất tốt cho sức khoẻ, nhiều dinh dưỡng lại dễ chế biến, lạc còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.

Theo tài liệu Đông y, hạt lạc có vị ngọt không độc, có tác dụng an tâm, bổ tỳ, kiện vị, làm cho ta mát phổi tiêu đờm, tăng sức đề kháng, điều hòa khí huyết, trừ đờm chống ho. Lớp vỏ mỏng của lạc còn có tác dụng kích thích tủy xương, tạo tiểu cầu trong máu, chống xuất huyết và bền vững thành mạch. Bạn có thể dùng một số món ăn bổ dưỡng từ lạc sau đây.

Lạc nhân hầm chân gà: Lạc nhân 100g, chân gà 6 cái. Rửa sạch lạc để lớp vỏ đỏ, chân gà làm sạch rửa kỹ, tuốt hết móng. Hai vị này cho vào nồi với 1 lít nước ninh thật nhừ, khi chín nêm gia vị ăn cả nước và cái trong  ngày. Tuần ăn 3 lần. Món canh này giúp cho xương chắc khỏe, đi không run, tay cầm nắm chật được, da dẻ hồng hào.

Lạc nhân hầm chân giò: Lạc nhân 150g, chân giò 1 cái, rượu, muối, hạt tiêu, gừng, ớt. Rửa sạch lạc, chân giò nhúng vào nước sôi cạo sạch lông, chặt nhỏ, trần qua nước sôi, cho ra. Sau đó cho 2 vị vào nấu chín, để lửa nhỏ cho nhừ, cho gừng, hành mắm, ăn vừa đủ, nêm gia vị vừa ăn chia 2 lần ăn trong ngày.

Tuần ăn 3 bữa là đủ. Đây là món canh giàu dinh dưỡng, ngon thơm và bổ. Có thể dùng cho phụ nữ sau sinh, cơ thể gầy yếu, thiếu máu, da xanh.

BS Kim Lan

(nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

BẢN DESKTOP