Khoa học & Công nghệ

Lạ lùng ngôi làng “nằm dưới đáy giếng”, bị cô lập suốt ngàn năm

  • Tác giả : Thùy Liên (TH)
Nằm giữa những vách đá của núi Taihang (núi Thái Hành), ngôi làng Jingdi trông như chiếc giếng khổng lồ từng bị cô lập với thế giới trong hàng ngàn năm.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam
Làng Jingdi (làng Cảnh Đế) nằm ở ngã ba của huyện Bình Thuận, tỉnh Sơn Tây và Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đây là một ngôi làng nhỏ nằm sâu trong vách đá của núi Taihang (núi Thái Hành), một nơi nổi tiếng có địa hình gồ ghề, phức tạp.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-2
Ước tính có khoảng 232 hộ gia đình ở đây. Trong hàng ngàn năm, làng Cảnh Đế không có bất cứ mối liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Do đó, đời sống của người dân ở đây rất lạc hậu.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-3
Theo lời kể của những người dân địa phương, họ đã sống ở nơi này hàng trăm năm. Nếu đứng từ bên trong làng nhìn lên bầu trời, bạn sẽ thấy mình đang "ngồi dưới đáy giếng" theo đúng nghĩa đen. Người dân chỉ có thể nhìn thấy được một khoảng trời trong giới hạn diện tích.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-4
Ước tính có khoảng 232 hộ gia đình ở đây. Đời sống người dân rất nguyên thủy, không có thiết bị điện. Tuy nhiên, người dân trong làng dần dần muốn rời khỏi nơi này, nên vào năm 2000 họ đã làm những bậc thang trên các vách đá để leo ra ngoài.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-5
Phong cách kiến trúc của các ngôi nhà trong làng cũng rất khác so với bên ngoài. Do cấu trúc địa hình đặc biệt nên hầu hết các ngôi nhà đều được xây dựng trên núi với vật liệu được lấy từ đá địa phương, có màu đỏ sẫm, dễ kiếm, lại rẻ nên trở thành vật liệu xây dựng tốt nhất cho làng.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-6
Vì không chịu sự tác động của bên ngoài nên phong cảnh của làng Cảnh Đế rất quyến rũ. Quanh năm lúc nào cũng có một màn sương dày đặc bao phủ, tạo ra một cảnh như chốn thần tiên.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-7
Ở giữa những ngọn núi bao quanh, người dân làm ruộng bậc thang để canh tác. Có một dòng sông nhỏ, nếu đứng từ trên cao người ta sẽ cảm thấy dòng sông như con rồng dài đang nằm ở đáy giếng.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-8
Ngoài ra, hồ nước ở đây rất trong, có thể nhìn thấy tôm cá bơi bên dưới. Môi trường sinh thái độc đáo khiến cho làng Cảnh Đế trở thành một nơi tuyệt vời để động thực vật phát triển.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-9
Tại đây có rất nhiều loại thực vật quý và dược liệu giá trị cao nhưng vì không có sự thương mại hóa nên giá cả ở đây rất rẻ. Bên cạnh đó, bởi mức độ những người biết đến nơi này rất ít nên rất hiếm khi có khách du lịch, người dân sống cuộc sống thoải mái và nhàn nhã.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-10
Sau khi làng Cảnh Đế được chính quyền địa phương phát hiện, họ đã xây dựng một con đường lên núi dẫn lên ngôi làng. Sự xuất hiện của con đường đã thay đổi bầu không khí cổ xưa ban đầu của ngôi làng, đồng thời cũng mang lại một khoản thu nhập kinh tế nhất định cho người dân địa phương.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-11
Kể từ khi có con đường, cuộc sống nơi đây đã "chuyển mình" hoàn toàn. Ước tính để tạo ra con đường đến làng Cảnh Đế phải tốn đến 10 năm.
La lung ngoi lang “nam duoi day gieng”, bi co lap suot ngan nam-Hinh-12
Một số người nói rằng sự phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan và môi trường của người dân làng Cảnh Đế. Tuy nhiên, cũng không ít người nói rằng đây là điều tốt. Việc giao du với thế giới bên ngoài sẽ khiến cho người dân có thêm một nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống hiện tại hơn.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Liên (TH)

BẢN DESKTOP