Dữ liệu y khoa

Lá Khôi đốm chữa viêm dạ dày

  • Tác giả : Phạm Hằng
(khoahocdoisong.vn) - Lá Khôi đốm có tác dụng kháng viêm, liền vết loét đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng...

Khôi đốm là cây bụi cao 1-2m, được trồng rải rác khắp cả nước để làm cảnh, một số nơi được trồng để làm thuốc như Quảng Nam, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Hà Nội...Loại cây này ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, đặc biệt phát triển mạnh ở những vùng nóng và ẩm. Ra hoa quả gần như quanh năm.

Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và phát triển mạnh sau khi bị chặt phát; từ các cành sát mặt đất cũng ra rễ ở các mắt và phát triển thành bụi mới. Khôi đốm là cây rất dễ trồng từ các đoạn thân, cành. Chỉ cần giâm xuống đất, tưới ẩm đều hàng ngày thì đều có thể mọc thành các cây con. Sau khi thu hoạch lá làm thuốc, có thể sử dụng các đoạn thân và cành làm nguyên liệu nhân giống.

Bộ phận dùng: Lá, thái nhỏ phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.

Phân tích thành phần hóa học từ lá cây khôi đốm đã phát hiện có các chất flavonoid, glycosid, carbohydrat, alcaloid, steroid, phenolic, saponin và tannin. Ngoài ra, 3 hợp chất mới được các tác giả ở Việt Nam phát hiện gồm 9- methoxycanthin-6-on (1), 9- hydroxyheterogorgiolid (2), O-methyl furodysinin lacton (3).

Tác dụng dược lý: Theo các tài liệu nước ngoài, lá khôi dốm được nghiên cứu một số tác dụng như kháng khuẩn, chống oxy hóa, gây độc tế bào, chống ung thư.. nhưng chưa nhiều.

Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm sử dụng ở nhiều địa phương, lá khôi đốm có tác dụng kháng viêm, liền vết loét đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Công dụng: Diệt khuẩn Helicobacter Pylori (HP) chữa viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng.

Cách dùng: Lấy vài lá tươi rửa sạch và nhai sống với một hạt muối là cắt cơn đau lập tức, dùng một thời gian thì khỏi hẳn. Ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.

ThS Ngô Đức Phương (Viện trưởng viện thuốc Nam)

Phạm Hằng

BẢN DESKTOP