Trong nước

Kỳ tích 7 tuần thắp lửa hy vọng giữ thai dọa sinh non từ tuần 25

  • Tác giả : Thúy Nga
Ở tuần khám thai thứ 25 sản phụ được thông báo nguy cơ sinh non, cần nhập viện gấp để giữ thai. Hành trình giữ thai gian nan: 7 tuần thắp lửa hy vọng để đón thiên thần nhỏ chào đời bình an ở tuần 32.

Ở tuần khám thai thứ 25 sản phụ được thông báo nguy cơ sinh non, cần nhập viện gấp để giữ thai. Hành trình giữ thai gian nan: 7 tuần thắp lửa hy vọng để đón thiên thần nhỏ chào đời bình an ở tuần 32.

Niềm vui mang thai của chị N.T.P chưa tới được bao lâu thì trong lần khám thai định kỳ ở tuần 25, chị được bác sĩ thông báo nguy cơ sinh non, cần nhập viện gấp để giữ thai. Bản thân chị lúc đó không hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ cảm thấy hoang mang, lo lắng nếu em bé sinh non sẽ ra sao.

Chị nhập viện tại khoa Sản bệnh A4 – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nơi các bác sĩ tận tâm đã trở thành những người bạn đồng hành tin cậy.

Kỳ tích 7 tuần thắp lửa hy vọng giữ thai dọa sinh non từ tuần 25 ảnh 1

Kỳ tích 7 tuần thắp lửa hy vọng giữ thai dọa sinh non từ tuần 25

Dưới sự điều trị trực tiếp Ths. BSCKII. Nguyễn Biên Thùy – Phó khoa Sản bệnh A4 và đội ngũ y bác sĩ, chị P. đã trải qua những ngày tháng chiến đấu không ngừng nghỉ để giữ con bên mình.

Trải qua 3 tuần, lúc đó thai được 28 tuần 4 ngày lại vào đêm chủ nhật, chị P. có dấu hiệu chuyển dạ, cổ tử cung mở 2 phân. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định có thể giữ thêm em bé ở trong bụng mẹ nên chị được tiếp tục hành trình giữ thai dưới sự chăm sóc và theo dõi sát sao.

Mỗi ngày trôi qua là một thử thách mới khi nguy cơ sinh non luôn rình rập. Những vết kim tiêm trên cánh tay là minh chứng rõ nét cho cuộc chiến gian nan này, tuy nhiên, nghị lực mãnh liệt và tình yêu thương dành cho con đã giúp chị vượt qua tất cả.

Chị luôn cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự tận tâm của các bác sĩ. Mỗi lời động viên, mỗi cái nắm tay của các y bác sĩ đều là nguồn sức mạnh vô giá.

Sang tuần thứ 32, chị P. bắt đầu có hiện tượng rỉ ối nên phải dừng hết các loại thuốc giữ thai và chỉ dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, nỗi lo của chị lại tăng lên. Sau vài ngày truyền kháng sinh, đến đêm ngày thứ Bảy, bắt đầu bước sang ngày chủ nhật thì chị có hiện tượng chuyển dạ và được chuyển sang phòng sinh.

Kỳ tích 7 tuần thắp lửa hy vọng giữ thai dọa sinh non từ tuần 25 ảnh 2

Kỳ tích 7 tuần thắp lửa hy vọng giữ thai dọa sinh non từ tuần 25

Đêm ngày chủ nhật, BSCKII. Đinh Huy Cường – khoa Đẻ thường A2 đã giúp chị thuận lợi sinh thường một bé trai nặng 2000g. Sau sinh, con được chuyển chăm sóc và điều trị tại khoa Sơ sinh.

Chị P. chia sẻ, trong thời gian dưỡng thai từ tuần 28 đến 32 là thời gian dài nhất cuộc đời, ngày nào cũng trong nỗi lo có giữ được qua ngày mai không, nhiều đêm mất ngủ vì đau và lo sợ, lúc em bé được bác sĩ chuyển về khoa Sơ sinh, hàng ngày chị đều hút sữa và gửi vào cho bé.

Lúc đó, chị không mong gì hơn là em bé khỏe mạnh, bình an. Sau sinh 21 ngày, vợ chồng chị cũng được vào ấp Kangaroo với bé. Việc da kề da với mẹ đã giúp bé cảm thấy an toàn, ấm áp và tăng cường sự liên kết mẹ con. Đồng thời, phương pháp này còn giúp bé ổn định nhịp tim, hô hấp và tăng cân nhanh chóng.

Sau 1.5 tháng điều trị tích cực, bé đã đạt được những tiến triển vượt bậc khi tăng cân lên 3600g và hoàn toàn khỏe mạnh. Giây phút được ôm con vào lòng, chị đã cảm nhận được hạnh phúc trọn vẹn.

Niềm hạnh phúc vỡ òa khi gia đình đón bé về nhà, chị P. xin gửi lời cảm ơn tới đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã đồng hành cùng 2 mẹ con suốt chặng đường vừa qua.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP