Khoa học & Công nghệ

Kinh ngạc hành tinh khổng lồ có khả năng “hồi xuân” ngôi sao mẹ

  • Tác giả : Thiên Trang (th)
Theo nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Nikoleta Ilic từ Viện Vật lý thiên văn Leibniz Potsdam - Đức, đó chính là những "sao Mộc nóng" nằm cực gần sao mẹ của nó.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me
Sao Mộc nóng là một dạng hành tinh ngoài Hệ Mặt trời đã được tìm thấy không ít trong các cuộc săn tìm của NASA, ESA (cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) và một số cơ quan vũ trụ khác, bởi lẽ nó rất lớn và khá dễ quan sát so với các loại ngoại hành tinh khác.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-2
Đó là những hành tinh khí khổng lồ, to ngang ngửa hoặc hơn sao Mộc của chúng ta, nhưng rất nóng vì nằm gần ngôi sao mẹ.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-3
Đó là những thế giới khó lòng có sự sống, nhưng vẫn được quan tâm sâu sắc vì mang nhiều đặc tính kỳ lạ và có thể ảnh hưởng đến sự hình thành các hành tinh khác trong hệ.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-4
Trong nghiên cứu mới, các nhà thiên văn phát hiện một số tính toán về các hệ sao có sao Mộc nóng có thể bị sai lạc vì ngôi sao mẹ trông "trẻ" hơn bình thường.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-5
"Bằng cách so sánh một ngôi sao với một hành tinh gần đó với một ngôi sao song sinh không sở hữu hành tinh, chúng ta có thể nghiên cứu sự khác biệt về hành vi của các ngôi sao cùng tuổi" - Sci-News trích dẫn phân tích từ đồng tác giả Katja Poppenhaeger, cũng từ Viện Vật lý thiên văn Leibn
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-6
Họ đã xem xét 10 cặp sao đôi từ dữ liệu của Đài quan sát tia X Chandra của NASA và 6 cặp khác từ đài quan sát XMM-Newton của ESA. Kết quả cho thấy trong mỗi cặp đôi, ngôi sao sở hữu sao Mộc nóng luôn có vẻ trẻ trung hơn ngôi sao song sinh.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-7
Nguyên nhân là lực thủy triều quá mạnh mẽ của những gã khổng lồ khí nóng này đã tác động ngược lại sao mẹ của nó, khiến ngôi sao quay nhanh hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn, giống như một cách ngưng đọng thời gian.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-8
Cũng giống như con người, những ngôi sao trẻ trung thường quay nhanh và sôi nổi, chậm chạp lại khi về già.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-9
Vì thế nếu chỉ áp dụng những công thức quan sát thông thường, chúng ta có thể lầm lẫn "mẹ" của các sao Mộc nóng này trẻ hơn thực tế.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-10
Sao Mộc nóng là những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời dễ phát hiện nhất bằng phương pháp vận tốc xuyên tâm, bởi vì sự dao động mà chúng gây ra cho chuyển động của sao chủ của chúng thì tương đối lớn và nhanh so với của những loài hành tinh khác đã biết.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-11
Một trong những Sao Mộc nóng nổi tiếng nhất là 51 Pegasi b. Được phát hiện năm 1995, nó là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời đầu tiên được phát hiện có quỹ đạo quanh một ngôi sao giống mặt trời. 51 Pegasi b có chu kỳ quỹ đạo khoảng 4 ngày.
Kinh ngac hanh tinh khong lo co kha nang “hoi xuan” ngoi sao me-Hinh-12
Có hai trường tư tưởng chung về nguồn gốc của Sao Mộc nóng: hình thành ở một khoảng cách sau đó di chuyển vào trong và hình thành tại chỗ ở khoảng cách hiện chúng được quan sát thấy. Quan điểm phổ biến hiện nay là cái di chuyển vào trong.

>>>Xem thêm video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa (Nguồn: VTV24).
Thiên Trang (th)

BẢN DESKTOP