Y học và đời sống

Kích thích não sâu đối với căn bệnh Parkinson

  • Tác giả : Chí Khanh
(khoahocdoisong.vn) - Bệnh Parkinson (PD) là một rối loạn não mạn tính và thoái hóa dẫn đến suy giảm vận động. Áp dụng phương pháp điều trị kích thích não sâu (DBS) có thể hỗ trợ khi thuốc chữa không còn khả năng kiểm soát.

Bệnh Parkinson là một tình trạng rối loạn thoái hóa thần kinh phổ biến ảnh hưởng đến hơn 4 triệu người trên thế giới. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là các cử động cơ thể bất thường.

Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên, có một số loại thuốc và lựa chọn điều trị nhất định giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau, và đôi khi phải sau nhiều năm thì người bệnh mới phát triển các tình trạng mất khả năng hoặc hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày liên quan đến bệnh.

Kích thích não sâu là gì?

Kích thích não sâu (DBS) là phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến nhất đối với những người bị PD, khi mà thuốc không còn khả năng kiểm soát đầy đủ các triệu chứng vận động của họ.

Phương pháp này cũng được yêu cầu khi các vấn đề liên quan đến thuốc, đặc biệt là rối loạn vận động do levodopa (vận động không tự chủ) và biến động vận động, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đến nay đã có hơn 140.000 bệnh nhân trên toàn thế giới  được điều trị bằng DBS. Tại Singapore, hơn 100 bệnh nhân đã được hưởng lợi từ liệu pháp DBS. DBS đã được phê duyệt cho các chỉ định sau: Chứng run vô căn, Bệnh Parkinson, Loạn trương lực cơ nguyên phát, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế; Động kinh.

Phẫu thuật DBS được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật DBS là một thủ tục xâm lấn tối thiểu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được yêu cầu chụp MRI não nơi hình ảnh MRI sẽ được sử dụng vào ngày phẫu thuật.

Phẫu thuật bao gồm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, bác sĩ sẽ gắn một khung vào đầu bệnh nhân để cố định vị trí. Sau đó, đặt dây dẫn DBS chính xác vào vị trí mục tiêu trong não. Hình ảnh MRI và CT được chụp trước khi phẫu thuật được sử dụng để lên kế hoạch quỹ đạo tốt nhất cho điểm vào của các điện cực.

Trước khi các điện cực được đặt vĩnh viễn, một số bước được thực hiện để đảm bảo rằng điện cực được đặt ở vị trí tối ưu. Một điện cực thử nghiệm được sử dụng để xác định vị được vị trí tốt nhất trong não. Vị trí của điện cực thử nghiệm được kiểm tra bằng cách lắng nghe bộ não thông qua ghi âm vi điện tử (MER; hình dưới).

Ngoài MER, bệnh nhân đang trong trạng thái an thần (ngủ) sẽ được đánh thức dậy và được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm vận động đơn giản, chẳng hạn như di chuyển chân tay hoặc nói chuyện.

Ở giai đoạn thứ hai, bệnh nhân sẽ trải qua quá trình chèn bộ tạo xung (hoặc pin). Thông thường, thời gian nằm viện để phẫu thuật DBS là 5 đến 7 ngày. Pin DBS sẽ được bật khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật.

Trong 3 - 6 tháng, bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ thần kinh hoặc APN để lập trình để tìm ra các cài đặt kích thích tốt nhất cho bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, sau khi lập trình, thuốc điều trị cho bệnh nhân PD sẽ bớt đi.

 Thông báo tư vấn các bệnh liên quan đến Phẫu thuật Não – Thần Kinh

TS.BS Nicolas Kon là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Mount Elizabeth - Tập đoàn Y tế Parkway. Ông có mối quan tâm đặc biệt về ung thư thần kinh (khối u não, phẫu thuật não thức tỉnh), phẫu thuật não xâm lấn tối thiểu (khối u dưới vỏ não, xuất huyết não), phẫu thuật thần kinh chức năng , kích thích tủy sống) và kích thích não sâu (bệnh Parkinson, run và các rối loạn vận động khác)

Ngày 12/12/2019, Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway Singapore tại Hà Nội hân hạnh tổ chức buổi tư vấn miễn phí dành cho bệnh nhân mắc các vấn đề về phẫu thuật não – thần kinh với bác sĩ.

Để đăng ký trước, xin vui lòng liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại HÀ NỘI

 HOTLINE: 0988 155 855/084 308 3637,  Phone: 024 3747 2729

 Email: info@parkway.com.vn

 Địa chỉ: Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội

(Bài viết có sự tham vấn của GS BS Nicholas Kon, chuyên gia tư vấn và phẫu thuật não cấp cao bệnh viện Mount Elizabeth – Singapore).

(Quảng cáo)

Chí Khanh

BẢN DESKTOP