Dữ liệu y khoa

Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy

  • Tác giả : Thúy Nga (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Sử dụng các thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn.

Cháu Nguyễn Thị V (2 tuổi, Hưng Yên) bị đi ngoài phân sống 3 – 4 ngày chưa khỏi, gia đình đã nghe theo mách bảo lấy lá ổi sắc cho bé uống. Uống 2 ngày, số lần tiêu chảy của bé chẳng những không giảm, mà còn tăng lên nhiều lần, bé mệt lả, da khô, người lờ đờ phải vào viện cấp cứu.

Lời bàn: Theo TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi T.Ư, mùa hè với khí hậu nóng, ẩm là thời kỳ cao điểm các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. Nhiều gia đình khi bị tiêu chảy thường sử dụng nước từ các loại lá ổi, hồng xiêm ... cho trẻ uống khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn kéo dài và nặng thêm.

Bởi việc sử dụng các thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn.

Vì vậy, nếu bị tiêu chảy chăm sóc ở nhà sau 2 ngày không tiến triển hoặc trẻ đi ngoài liên tục; nôn tái diễn, nôn nhiều không ăn uống được; bệnh nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn; khát nước, ăn uống kém... cần đi khám ngay. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh hoặc các thuốc cầm tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian.

Thúy Nga (ghi)

BẢN DESKTOP