Gia đình mới

Không phải bão mặt trời nào cũng là bão từ

  • Tác giả : Hà Bình (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Bão Mặt trời và bão từ là một đúng không?

Hỏi: Bão mặt trời và bão từ là một đúng không?

Hoàng Nguyên Phan (Hà Nội)

PGS.TS Hà Duyên Châu, Viện Vật lý Địa cầu: Bão mặt trời là sự bùng nổ khối sắc cầu plasma có khối lượng hàng tỷ tấn từ Mặt Trời dội xuống Trái Đất. Khi chùm plasma này tác động vào từ trường của Trái Đất thì sinh ra bão từ. Vì thế, về bản chất, bão mặt trời và bão từ là một, chỉ khác nhau về chặng đường đi. Và không phải trận bão mặt trời nào cũng trở thành bão từ. Có nhiều trận bão mặt trời không tác động đến Trái Đất do chưa kịp rơi xuống Trái Đất thì đã tan hết. Khi xuất hiện bão mặt trời, hàng tỷ tấn plasma, giống như một dòng điện, sẽ “xả” xuống Trái Đất, mà các vệ tinh sẽ là nơi hứng chịu đầu tiên. Các chùm hạt này sẽ tác động vào vỏ hoặc vào các linh kiện của vệ tinh dẫn đến mất tín hiệu đường truyền, hỏng hóc, giảm tuổi thọ. Một trận bão mặt trời có thời gian diễn ra từ 2 - 3 phút đến hàng giờ đồng hồ. Sự cố này có thể gây ra tình trạng mất tín hiệu vệ tinh, nhiễu loạn sóng radio, việc điều khiển bay bị gián đoạn.

Hà Bình (ghi)

BẢN DESKTOP