Sau khi qua đời, Lưu Bị được chôn cất trong Huệ Lăng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Gia Cát Lượng đã thiết kế lăng mộ này và đặt một thứ vào bên trong khiến kẻ trộm mộ không dám xâm phạm.
|
Huệ Lăng - lăng mộ chôn cất Lưu Bị nằm trong Vũ Hầu từ thuộc Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Vũ Hầu từ là tên gọi chung của một quần thể di tích gồm: Hán Chiêu Liệt miếu (đền thờ Lưu Bị), Huệ Lăng và đền thờ Gia Cát Lượng. |
|
Theo các sử liệu, Lưu Bị - vị hoàng đế sáng lập của nhà Thục Hán lâm bệnh rồi qua đời ở thành Bạch Đế vào tháng 6 năm 223, hưởng thọ 62 tuổi. |
|
Sau khi qua đời, tang lễ của Lưu Bị được tổ chức long trọng với nhiều nghi lễ xa hoa dành cho hoàng đế đầu tiên của nhà Thục Hán. |
|
Kết thúc các nghi lễ, thi hài Lưu Bị được chôn cất trong Huệ Lăng cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị. |
|
Gia Cát Lượng là người thiết kế Huệ Lăng làm nơi an nghỉ ngàn thu cho Lưu Bị. Là người túc trí đa mưu và hết mực trung thành với Lưu Bị cũng như nhà Thục Hán, Khổng Minh dồn nhiều tâm huyết vào Huệ Lăng. |
|
Để bảo vệ nơi an nghỉ ngàn thu của Lưu Bị không bị mộ tặc quấy nhiễu, Gia Cát Lượng đã dùng tài trí của mình để thiết kế một cạm bẫy nguy hiểm. |
|
Theo các nhà nghiên cứu, Gia Cát Lượng đã đặt vào bên trong Huệ Lăng một chiếc nỏ đặc biệt. |
|
Trên các đầu mũi tên có tẩm chất cực độc. Vũ khí này được thiết kế phối hợp với một thanh kiếm tạo thành cạm bẫy hoàn hảo. |
|
Khi kẻ trộm vô tình chạm vào các chốt khóa khiến cạm bẫy này sẽ hoạt động. Lúc đó, những kẻ xâm phạm Huệ Lăng sẽ bị thương hoặc trúng độc dẫn tới tử vong do cạm bẫy nỏ và kiếm gây nên. |
|
Nhờ vậy, những kẻ trộm mộ dù biết bên trong Huệ Lăng có nhiều vàng bạc, châu báu và các đồ tùy táng giá giá trị nhưng không dám liều lĩnh xâm phạm vì sợ sẽ phải trả giá bằng tính mạng. |
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.