Dữ liệu y khoa

Khi cục máu đông xuất hiện, cơ thể gửi đi tín hiệu gì?

  • Tác giả : Kiều Dụ (Theo SH)
Khi cục máu đông xuất hiện, hãy nhìn vào tay chân để đoán trước. Nhắc nhở: Có 5 triệu chứng ở tay và chân, có thể cho thấy mạch máu của bạn đang bị tắc nghẽn.

Huyết khối hay cục máu đông theo cách hiểu của thông thường có nghĩa là mạch máu bị tắc nghẽn, huyết khối ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng là một điều rất nguy hiểm, bạn thử nghĩ xem, nó ở não, tim, thận, mạch máu mạc treo, mạch máu chi dưới, v.v. Cục máu đông xuất hiện ở bất cứ đâu có thể đe dọa tính mạng.

Nhiều khi, thuyên tắc do cục máu đông không chỉ dừng lại ở một chỗ mà rơi ra và di chuyển theo sự tuần hoàn của máu, ví dụ như máu đông ở chi dưới, sau khi máu đông rơi ra, chúng có thể dễ dàng đến phổi theo tuần hoàn máu, gây ra bệnh động mạch phổi.

Câu hỏi đặt ra là khi cục máu đông xuất hiện, cơ thể sẽ gửi đi những tín hiệu gì?

1. Nếu tê tay chân, hãy cảnh giác với cục máu đông

Đối với tình trạng tê tay chân không rõ nguyên nhân, đặc biệt là một bên, bạn phải hết sức cảnh giác với sự xuất hiện của cục máu đông.

Ảnh minh họa.

Một số cục máu đông xuất hiện trực tiếp trong các mạch máu cung cấp máu cho tay và chân, do lưu lượng máu bị gián đoạn nên các chức năng cơ và thần kinh tương ứng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tê tay và chân.

Ngoài ra còn có một số hiện tượng tê tay chân là do cục máu đông trong não gây ra, não là trụ sở của cơ thể con người, khi xuất hiện cục máu đông trong não cũng có thể gây tê tay chân bất thường.

2. Sưng tay chân

Khi xuất hiện cục máu đông, lưu lượng máu bị gián đoạn, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng, một lượng lớn chất lỏng tích tụ ở bàn tay và bàn chân khiến bàn tay, bàn chân bị sưng tấy.

Ví dụ, nhiều người có cục máu đông ở chi dưới bên phải nhưng không có ở chi dưới bên trái, nếu so sánh dễ dàng nhận thấy chi dưới bên phải sưng lên đáng kể so với chi dưới bên trái, phải thận trọng, không được chủ quan.

4. Lạnh tay chân, thậm chí tím tái

Sở dĩ tay chân chúng ta ấm và hồng hào là do máu lưu thông và tuần hoàn bình thường, bạn thử nghĩ xem, nếu ở tay chân xuất hiện cục máu đông và máu lưu thông đột ngột bị gián đoạn thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Nếu xuất hiện cục máu đông, tay chân sẽ trắng bệch như tờ giấy, tay chân lạnh cóng, thậm chí tím tái.

5. Đau tay chân dữ dội

Khi xuất hiện cục máu đông, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu là do máu lưu thông bị gián đoạn, các dây thần kinh và cơ cần cung cấp máu bị hoại tử do thiếu máu cục bộ, nếu có cục máu đông ở đầu sẽ gây đau đầu, nếu có cục máu đông trong cơ tim thì sẽ bị đau ngực dữ dội, nếu có cục máu đông ở tay chân thì đương nhiên sẽ đau dữ dội ở tay chân.

Đối với cục máu đông, dù ở đâu thì chúng ta cũng phải hết sức lưu ý và đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Mọi người phải nhớ rằng những người mắc bệnh tim mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường là những người dễ hình thành cục máu đông nhất nên những người này phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Ngăn ngừa huyết khối nói thì dễ nhưng thực ra không hề dễ dàng, ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bạn còn phải uống thuốc đúng giờ. Cái gọi là thay đổi thói quen sinh hoạt chủ yếu bao gồm chế độ ăn ít muối và ít chất béo, tập thể dục lâu dài, tránh xa thuốc lá và rượu, kiểm soát béo phì.

Đối với những người mắc bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp và tiểu đường, việc dùng thuốc kịp thời là quan trọng nhất để kiểm soát các bệnh nguyên phát như tăng huyết áp và tiểu đường, nếu bạn thậm chí không thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp cơ bản nhất thì mạch máu sẽ không hoạt động bình thường được, đương nhiên lúc này máu đông dễ xuất hiện hơn.

Kiều Dụ (Theo SH)

BẢN DESKTOP