Khoa học & Công nghệ

Khảo sát bảo tồn công trình trong khu phố cổ Hà Nội

  • Tác giả : H.B
(khoahocdoisong.vn) - Ngày 23/6, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức báo cáo kết quả “Nhiệm vụ khảo sát các công trình di sản có giá trị trong khu phố cổ Hà Nội”, nhằm xin ý kiến tham vấn của Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Theo báo cáo kết quả khảo sát, hiện nay, số lượng công trình có giá trị di sản còn 523 công trình (vào năm 1981 có hơn 1.000 công trình. Sau khi phân loại, dự án đã tiến hành khảo sát 205 công trình có giá trị đặc biêt, thông qua công tác điều tra như phỏng vấn người dân, phát phiếu điều tra, đo đạc, vẽ mặt bằng, mặt đứng, chụp ảnh công trình, gồm cả ảnh 360 độ… Kết quả, khảo sát được trọn vẹn 149 công trình; 49 công trình khảo sát được, nhưng không trọn vẹn; 7 công trình không khảo sát, vì các công trình này đã được cải tạo toàn bộ hoặc nằm trong các dự án bảo tồn đã hoàn thành.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng việc nghiên cứu bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, không chỉ bảo tồn những công trình di sản mà còn cần bảo tồn cả những không gian văn hóa, sinh hoạt buôn bán, ẩm thực… của khu vực này. Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội cũng cần xem xét các bài học kinh nghiệm về bảo tồn từ TP Hội An, Huế và quốc tế. Điều quan trọng và cần thiết là chính quyền đô thị phải có cơ chế về chính sách, về tài chính, về quyền lợi đôi bên, như vậy mới có thể thực hiện thành công những dự án liên quan trực tiếp đến nhà ở và việc sinh sống của người dân khu phố cổ.

H.B

BẢN DESKTOP