Cho tới nay, thân thế của vua Càn Long, ông vua nổi tiếng và cũng lắm tai tiếng trong lịch sử Thanh triều vẫn còn gây ra những tranh cãi không ngừng.
Khang Hy là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.
Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt chiến tranh. Ông được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại Đế.
Vua Càn Long trên phim ảnh.
Ông tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, sinh vào ngày 4 tháng 5, năm 1654 tại Bắc Kinh. Là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương hoàng hậu Đông Giai thị, vốn là Hán quân Chính lam kỳ, sau được nhập vào Mãn quân Tương hoàng kỳ.
Ngày 2 tháng 1, năm 1661, Huyền Diệp mới lên 8 tuổi thì Thế Tổ Thuận Trị đã lâm bệnh nặng nằm liệt giường. Bà nội ông là Hiếu Trang hoàng thái hậu ủng hộ việc lập Huyền Diệp lên kế vị.
Thuận Trị Đế bèn tuyên bố lập Huyền Diệp trở thành Tân đế, đồng thời bổ nhiệm 4 đại thần làm phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái. Không lâu sau đó Thuận Trị Đế qua đời.
Ngày 7 tháng 2, năm 1662, Huyền Diệp bấy giờ 8 tuổi lên ngôi, lấy niên hiệu là Khang Hi, sử gọi là Khang Hi Đế. Hiếu Trang hoàng thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu, giúp đỡ Tân đế còn nhỏ cùng 4 vị đại thần giải quyết chính sự.
Việc Hoàng đế Khang Hy truyền ngôi cho Ung Chính phải chăng chỉ nhằm mục đích “dọn đường” để Càn Long thuận lợi đăng cơ sau này?
Vào cuối đời, Khang Hy đã phải chứng kiến cuộc tranh giành ngai vị khốc liệt của các hoàng tử. Thất vọng trước cảnh đấu đá, ông đã đặt cả niềm tin vào “hoàng tôn” (cháu ruột) của mình lúc bấy giờ là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, cũng chính là Hoàng đế Càn Long sau này.
Chính vì điều này mà có nhiều học giả cho rằng, việc Khang Hy truyền ngôi cho Ung Chính nhằm mục đích “dọn đường” để Hoằng Lịch sau này thuận lợi đăng cơ.
Thuở thiếu thời, vua Càn Long được ông nội là Khang Hy tận tâm bồi dưỡng, hết mực yêu thương, tới khi thành niên cũng thuận lợi đăng cơ. Sau này nhờ mở rộng bờ cõi, Đại Thanh dưới thời Càn Long đã trở thành một đế quốc, triều đại của ông cũng vô cùng thịnh trị, phồn vinh.
Tuy nhiên thân thế của vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất Thanh triều này lại luôn là một bí ẩn đối với hậu thế.
Mẹ của vua Càn Long là ai?
Cuốn “Vĩnh Hiến lục” của Tiêu Thích cũng từng viết: Ung Chính khi mới lên ngôi đã sắc phong Lạp thị là Hoàng hậu, Niên thị làm Vi Quý phi, Lý thị làm Tề phi, còn Tiền thị làm Hy phi. Vị Hy phi này chính là mẫu thân của Càn Long.
Tuy nhiên Hy phi lại có xuất thân đặc biệt. “Mãn học nghiên cứu” tập II khẳng định: Tiền thị tiến cung vào năm Khang Hy thứ 49, nhưng không được sắc phong bất kỳ danh vị nào, tới mấy năm sau mới được đưa vào Ung vương phủ của Tứ hoàng tử (Ung Chính sau này).
Nói cách khác, trước khi trở thành thiếp của Ung Chính, mẹ của Càn Long đã từng nằm trong hậu cung của Khang Hy.
Năm Càn Long thứ 60, Càn Long nhường ngôi cho Thái tử, lên làm Thái thượng hoàng, chuyển vào Gia Khánh điện. Tính đến năm đó, thời gian tại vị của Càn Long đúng bằng Khang Hy (61 năm).
Nhiều người cho rằng việc chủ động nhường ngôi này là vì Càn Long không muốn bất kính với tổ phụ (ông nội).
Trong khi đó, thời gian Càn Long tại vị còn dài hơn so với Ung Chính. Như vậy có thể thấy, tình cảm của vị hoàng đế này đối với Khang Hy còn khăng khít hơn với phụ thân của mình.
Sau khi lên ngôi, Càn Long đã đổi tên Ung vương phủ năm xưa thành Ung Hòa cung để thờ phụng tổ phụ Khang Hy. Tháng giêng hằng năm, Hoàng đế đều đến nơi này thắp hương tế lễ để bày tỏ lòng thành.
Vào năm 80 tuổi, Càn Long khi đến Ung Hòa cung thắp hương đã làm một bài thơ. Trong đó có một câu thơ đầy ẩn ý: “Đáo tư mỗi ức ngã sinh sơ” (nhớ lại lúc ta sinh tại nơi này).
Ý thơ này chính là sự hồi tưởng của Càn Long về tuổi thơ được Khang Hy nuôi dưỡng tại nơi này.
Nếu giả thiết trên là sự thật, thì việc truyền ngôi cho Ung Chính chẳng qua chỉ là một quân cờ “trung gian” để Khang Hy đường đường chính chính trao Đại Thanh vào tay con trai của mình là Hoàng đế Càn Long mà thôi.
Tuy nhiên việc Càn Long có thực là con ruột của Khang Hy hay không, cho tới nay vẫn chỉ là suy đoán của hậu thế!
Theo Kiến Thức