TS Nguyễn Thị Hiệp - giảng viên bộ môn Kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã thực hiện nghiên cứu đề tài "Thiết kế một loại keo có khả năng cầm máu, chống vi khuẩn và giúp làm lành nhanh vết thương". Đây là một loại keo thông minh được hình thành chủ yếu bằng liên kết chéo axit hyaluronic (axit này có đóng góp đáng kể cho quá trình gia tăng và di chuyển tế bào) và chitosan (hữu ích trong tái tạo mô). Đồng thời có thể có thêm các thành phần khác như bạc và hạt nano curcumin (bột nghệ) cho các mục đích ứng dụng cụ thể. Khác với những loại vật liệu cầm máu hiện có trên thị trường chỉ có tác dụng tạm thời, khi bệnh nhân đến bệnh viện phải gỡ ra, chất keo này sau khi đặt vào vết thương sẽ lành, không cần phải lấy ra và có tác dụng như mô thay thế mô đã mất. Loại keo này đã được thực nghiệm trên heo với kết quả rất khả quan. Hiện TS Hiệp đang xin kinh phí của ĐH Quốc gia TPHCM để thực hiện nghiên cứu sâu hơn nhằm kiểm tra khả năng kháng khuẩn và chống sẹo của keo… Thời gian tới chị cũng làm việc với các cơ quan để tiếp tục thí nghiệm lâm sàng.
Keo dán vết thương mau lành
(khoahocdoisong.vn) - TS Nguyễn Thị Hiệp - giảng viên bộ môn kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã thực hiện nghiên cứu đề tài "Thiết kế một loại keo có khả năng cầm máu, chống vi khuẩn và giúp làm lành nhanh vết thương".
Tin cùng chuyên mục
-
TS.NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM: Trầm hương từ cây dó bầu không thua kém trầm tự nhiên
-
HamonyOS của Huawei chính thức trình làng, có gì khác biệt?
-
iPad mini “nóng hổi” mới ra mắt của Apple có gì đặc biệt?
-
Không phải iPhone, AI bất ngờ chọn smartphone nào tốt nhất thế giới?
-
Test nhanh Flycam DJI Neo: Nhỏ nhưng có võ!