Dữ liệu y khoa

Huyết áp tối đa và tối thiểu, chỉ số nào quan trọng?

  • Tác giả : TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh
(khoahocdoisong.vn) - Đối với những người mắc bệnh tim mạch có liên quan đến huyết áp, bác sĩ thường khuyên nên trang bị một máy đo huyết áp tại nhà. Vậy huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu đo được, chỉ số nào là quan trọng và nên đo ở một hay hai tay?

Cả hai chỉ số đều quan trọng

Thực tế, người đo và có thể ngay cả bác sĩ thường có xu hướng quan tâm đến chỉ số trên cùng hay đầu tiên được gọi là huyết áp tâm thu phản ánh áp lực bên trong động mạch khi tim co bóp đẩy máu đi. Chỉ số dưới cùng hay còn gọi là huyết áp tâm trương, chỉ số này luôn thấp hơn vì nó phản ánh áp lực bên trong động mạch trong giai đoạn nghỉ giữa các nhịp tim của lần tim bóp và ít được quan tâm.

Hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều quan trọng như nhau.

Hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều quan trọng như nhau.

Thực ra cả hai chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đều quan trọng như nhau. Theo hướng dẫn và quy định gần đây, hiện tượng huyết áp tăng được xác định nếu chỉ số huyết áp tâm thu ở trong khoảng từ 120 - 129mmHg. Khi chỉ số huyết áp tâm thu ở mức 130mmHg hay cao hơn hoặc chỉ số huyết áp tâm trương 80mmHg trở lên được xem là cao huyết áp hoặc tăng huyết áp.  

Ở những người cao tuổi thường bị ảnh hưởng chủ yếu đến huyết áp tâm thu được gọi là tăng huyết áp tâm thu cô lập. Hiện tượng này xảy ra khi tuổi đã cao, các động mạch trở nên kém đàn hồi hơn và ít có khả năng đáp ứng với một lượng máu tăng lên. Máu chảy qua các động mạch ở áp suất cao có thể làm hư hại lớp niêm mạc lót ở bên trong các động mạch này, đẩy nhanh sự tích tụ của các mảng bám chứa nhiều chất cholesterol.

Do cùng một thể tích máu nhưng phải đi qua một vùng động mạch nhỏ hẹp hơn nên áp suất của huyết áp tâm thu có xu hướng tăng lên, trong khi đó huyết áp tâm trương không thay đổi hoặc giảm dần theo thời gian. Ở một số người bị tăng huyết áp tâm thu đơn lẻ, chỉ số huyết áp tâm trương có thể giảm xuống khi ở tuổi 50 hoặc thậm chí ngay cả tuổi 40. 

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là tình trạng bị đột quỵ có liên quan đến huyết áp tâm thu cao hơn so với huyết áp tâm trương.

Tuy nhiên vào năm 2019, theo một nghiên cứu kéo dài trong thời gian 8 năm đối với hơn 1,3 triệu người trưởng thành, trong khi huyết áp tâm thu tăng cao có ảnh hưởng lớn hơn đến quả tim, chỉ số huyết áp tâm trương cao cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến một số người bất kể chỉ số huyết áp tâm thu.  

Đo huyết áp ở một tay hay hai tay?

Để bảo đảm kết quả đo chính xác khi kiểm tra huyết áp tại nhà, phải ngồi thoải mái với lưng tựa vào ghế, chân đặt trên sàn nhà và cánh tay đặt trên bàn với lòng bàn tay hướng lên trên. Nếu cần thiết hãy đỡ cánh tay bằng một chiếc gối nhỏ làm sao cho khuỷu tay ngang với tim. Một vấn đề đơn giản nhưng nên được lưu ý.  

Sự khác biệt giữa hai kết quả huyết áp đo được ở hai cánh tay càng lớn, rủi ro càng cao. (Nguồn internet)

Sự khác biệt giữa hai kết quả huyết áp đo được ở hai cánh tay càng lớn, rủi ro càng cao. (Nguồn internet)

Thông thường, việc đo huyết áp được thực hiện trên một cánh tay nhưng sự phân tích mới gần đây cho rằng để phù hợp với tình hình nên đo kiểm tra huyết áp trên cả hai cánh tay vì sự khác biệt của chúng có thể cho thấy biểu hiện của nguy cơ mắc bệnh tim cao.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hypertension của Mỹ mới đây cho thấy, từ việc kiểm tra 24 nghiên cứu đo huyết áp ở cả hai cánh tay cho 53.827 người trưởng thành không bị huyết áp cao đã phát hiện có sự khác biệt giữa kết quả đo huyết áp tâm thu ở cánh tay trái và cánh tay phải.

Điều này liên quan đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ của lần đầu tiên cao hơn 9% và tỷ lệ tử vong tăng khoảng 6% do bệnh tim mạch trong vòng 10 năm. Sự khác biệt giữa hai kết quả huyết áp đo được ở hai cánh tay càng lớn, rủi ro càng cao. 

TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh (nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thừa Thiên - Huế)

TTƯT.BS Nguyễn Võ Hinh

BẢN DESKTOP