Doanh nghiệp

Học kinh doanh từ Tam quốc diễn nghĩa

Thời kỳ Tam Quốc được miêu tả bằng hai tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng: Tam Quốc chí và Tam Quốc diễn nghĩa. Không chỉ mang giá trị lịch sử, những câu chuyện của Tam Quốc còn mang ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt hoàn toàn có thể áp dụng trong kinh doanh.

Gia Cát Lượng: Đôi khi làm ăn tự do còn tốt hơn là gò bó vào những doanh nghiệp lớn.

Gia Cát Lượng (Khổng Minh) tuy lập được nhiều chiến công hiển hách cho nhà Thục Hán nhưng được đánh giá là người “tốt hơn nên tự mình làm việc lớn”. Chính Lưu Bị là người làm hỏng sách lược “liên Ngô chống Tào” mà Gia Cát Lượng tốn công suy tính.

Lữ Bố: Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận.

Lữ Bố uy dũng vô song, được mệnh danh như “chiến thần” của Tam Quốc nhưng gian hùng tráo trở, phản bội và giết hại nhiều ân nhân nên kết cục bị cả thiên hạ đoạn tuyệt.

Bàng Thống: Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc.

Là nhà chiến lược được xếp ngang hàng Gia Cát Lượng, Bàng Thống lại có sự nghiệp ba chỉm bảy nổi vì ngoại hình xấu xí của mình.

Tào Tháo: Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể.

Chinh phạt các thế lực nhỏ hơn là sách lược tàn độc nhất, nhưng cũng thành công nhất của Tào Tháo.

Trương Phi: Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nén áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc.

Trong cuộc đời cầm quân, Trương Phi đã làm mất lòng nhiều tướng lĩnh, khiến họ “giải nghệ” hoặc về với thù địch. Thậm chí, cái chết của Trương Phi cũng do bức ép thuộc hạ quá đáng, khiến họ quyết định lập mưu sát hại.

Hoàng Trung: Tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ.

Hoàng Trung là danh nhà Thục Hán, tuy tham chiến khi tuổi tác đã cao và qua đời chỉ sau vài năm theo chân Lưu Bị nhưng đã lập nhiều chiến công hiển hách, được xếp vào “Ngũ hổ tướng”.

Ngựa Xích Thố: Đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là đồ dùng rồi vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ.

Xích Thố được mệnh danh “thần mã” của Tam Quốc, vốn cùng Lữ Bố tung hoành chiến trường. Sau này Xích Thố được Tào Tháo chăm sóc rồi lại tặng cho Quan Vũ.

Câu chuyện Tào Tháo và Từ Thứ: Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình.

Từ Thứ vốn là mưu sĩ dưới trướng Lưu Bị, sau này quy phục Tào Tháo. Tuy Từ Thứ không đóng góp được gì nhiều cho sự nghiệp Tào Tháo nhưng việc ông từ bỏ Lưu Bị đã làm nhà Thục Hán gặp khốn đốn trong thời gian dài.

Mã Siêu: Nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.

Mã Siêu tuy là danh tướng nổi tiếng, từng nhiều lần đánh bại Tào Tháo nhưng lại có cuộc đời lận đận. Sau nhiều năm không thể tự xây dựng cơ đồ, ông về dưới trướng Lưu Bị và trở thành lập quốc công thần của nhà Thục Hán.

Nguồn Youtube

Đan Như 

BẢN DESKTOP