Y học và đời sống

Hoàng kỳ trị phong thấp

Hoàng kỳ thường dùng rễ, nên chọn loại to mập, bằng ngón tay trở lên nhiều thịt, dai, ruột vàng là tốt.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/hoang-ky-tri-phong-thap1.jpg

Hoàng kỳ chữa bệnh.

Hoàng kỳ có phân thành mấy thứ như loại vỏ đen thịt vàng (hắc kỳ), thứ còn non (nộn kỳ), thịt trắng nhiều bột không xơ là thứ tốt nhất. Khi tẩm với mật gọi chích kỳ, chưa tẩm gọi là sinh kỳ. Dưới đây là một số tác dụng của hoàng kỳ.

Dùng hoàng kỳ vị ngọt, ấm, vào phế, tỳ, giúp bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, chủ trị các chứng tỳ khí hư nhược, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí chứng khí bất nhiếp huyết…

Trị phụ nữ có thai mà thai ra huyết: Bạch long cốt, địa du, hoàng kỳ, ngải diệp, sinh địa, sinh khương, tang ký sinh, sắc uống ấm.

Trị phụ nữ bị hàn ở phần biểu, bụng đau, sinh non: Đương quy, sinh kỳ, nhục quế, sắc uống.

Trị khí huyết đều hư, tự ra mồ hôi không cầm, chân tay lạnh: Bạch truật, hoàng kỳ, ngũ vị tử, nhục quế, sắc uống.

Trị khí huyết đều hư, tự ra mồ hôi không cầm, chân tay lạnh: Bạch truật, hoàng kỳ, ngũ vị tử, nhục quế, nhục thung dung, phòng phong, thục địa, xuyên khung, sắc uống.

Trị phong thấp, mạch phù, cơ thể nặng, sợ gió, ra mồ hôi: Bạch truật 30g, cam thảo, hoàng kỳ, phòng kỷ, tán bột mỗi lần dùng 20g hoặc thêm gừng 4 lát, táo 1 trái. Sắc uống.

Trị tiêu khát (tiểu đường): Can địa hoàng, chích thảo, hoàng kỳ, mạch môn, phục thần, qua lâu, mỗi vị 120g sắc uống.

Lương y Phan Thị Thạnh

(Hội Đông y TP Vũng Tàu)

BẢN DESKTOP