Đời sống

Hệ thống điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Sân bay Tân Sơn Nhất được khánh thành

  • Tác giả : Hương Giang
(khoahocdoisong.vn) - Dự án cung cấp 1,5 triệu kwh điện hằng năm, chủ động đáp ứng 40% nhu cầu điện của SCSC, tiết giảm khoảng 15% chi phí năng lượng, giảm phát thải 1,5 tấn CO2.

Hệ thống điện mặt trời mái nhà công nghiệp SCSC - CMES ga hàng hóa Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất - Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) trên tổng diện tích hơn 7.500m2 do Công ty Năng lượng Copper Mountain Energy (CME) làm chủ đầu tư. Đây là công trình điện năng lượng tái tạo đầu tiên triển khai lắp đặt trong hệ thống sân bay Việt Nam và lớn nhất tại khu vực nội đô TPHCM.

Hệ thống điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty Năng lượng Copper Mountain Energy (CME) làm chủ đầu tư được khánh thành

Hệ thống điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Sân bay Tân Sơn Nhất do Công ty Năng lượng Copper Mountain Energy (CME) làm chủ đầu tư được khánh thành 

Nhu cầu sử dụng điện 1 năm của Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) hiện nay là khoảng 3,7 triệu kwh/năm. Nguồn năng lượng điện trên mái nhà dự kiến sẽ tiết kiệm 1,5 tỷ đồng/năm và khoảng 1,4 triệu USD trong 25 năm sử dụng.

Công trình hệ thống điện mặt trời mái nhà công nghiệp SCSC - CMES là giai đoạn 1 của kế hoạch năng lượng xanh hợp tác giữa hai đơn vị, tiết giảm khoảng 15% chi phí năng lượng, giảm phát thải 1,5 tấn CO2. Doanh nghiệp sẽ mở rộng khai thác giai đoạn 2 để đạt mức sản lượng 100% là năng lượng sạch.

Công trình hệ thống điện mặt trời mái nhà công nghiệp SCSC - CMES là giai đoạn 1 của kế hoạch năng lượng xanh hợp tác giữa hai đơn vị.

Công trình hệ thống điện mặt trời mái nhà công nghiệp SCSC - CMES là giai đoạn 1 của kế hoạch năng lượng xanh hợp tác giữa hai đơn vị.

 “CME với kinh nghiệm, uy tín và năng lực của mình đã hợp tác, triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trên hệ thống nhà kho của Công ty SCSC theo mô hình “trách nhiệm trọn gói” bao gồm chi phí đầu tư, lắp đặt và vận hành dự án đều do CME chịu trách nhiệm và triển khai thực hiện”, ông Bùi Trung Kiên, Tổng Giám đốc CME, cho biết.

Theo đánh giá của AFRY (Thụy Điển), đơn vị tư vấn giám sát hàng đầu thế giới trong ngành năng lượng tái tạo, công trình điện mặt trời mái nhà như tại SCSC của sân bay Tân Sơn Nhất không những phải đảm bảo kỹ thuật và chất lượng đầu tư mà còn cần cam kết không ảnh hưởng đến vận tải hàng không, đảm bảo an ninh an toàn.

Dự án cung cấp 1,5 triệu kwh điện hằng năm, chủ động đáp ứng 40% nhu cầu điện của SCSC, tiết giảm khoảng 15% chi phí năng lượng, giảm phát thải 1,5 tấn CO2.

Dự án cung cấp 1,5 triệu kwh điện hằng năm, chủ động đáp ứng 40% nhu cầu điện của SCSC, tiết giảm khoảng 15% chi phí năng lượng, giảm phát thải 1,5 tấn CO2.

“Các tiêu chí kỹ thuật về thiết kế, thi công đến hệ thống vận hành, bảo dưỡng và giám sát bao gồm cả việc phát hiện các hư hỏng tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến vận hành hệ thống, an toàn điện, phòng cháy chữa cháy đều được rà soát và thực hiện với chất lượng cao nhất”, ông Lê Hồng Quang, Giám đốc Kỹ thuật CME thông tin.

Đây là công trình đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thiết kế, thẩm duyệt, thi công và được Phòng Cảnh Sát PCCC & CNNH thuộc Công an TPHCM nghiệm thu đưa vào sử dụng thành công hệ thống Phòng cháy chữa cháy cho công trình điện mặt trời áp mái.

Theo ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC), đến nay chỉ riêng mái các nhà xưởng ở TPHCM có gần 70MW điện mặt trời đã đi vào hoạt động, trong khi đánh giá của các đơn vị cho thấy tiềm năng lên đến gần 1.500MW. Theo EVNHCMC, trên địa bàn TPHCM đã có 8.762 dự án điện mặt trời mái nhà đã nối lưới trong năm 2020.

EVNHCMC cũng khuyến khích doanh nghiệp tự sản xuất và sử dụng điện tại chỗ, để đảm bảo an ninh năng lượng.

EVNHCMC cũng khuyến khích doanh nghiệp tự sản xuất và sử dụng điện tại chỗ, để đảm bảo an ninh năng lượng. 

Mặc dù hiện tại đang tạm dừng đấu nối các dự án điện mặt trời áp mái bán điện cho EVN nhưng EVNHCMC rất quan tâm đến mô hình hợp tác như CME và SCSC và cũng khuyến khích doanh nghiệp tự sản xuất và sử dụng điện tại chỗ, để đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là ở vùng nội đô TPHCM như khu vực sân bay - quận Tân Bình, nơi đang gây áp lực rất lớn cho lưới điện quốc gia...

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc SCSC cho biết: “Chúng tôi định hướng phát triển SCSC trở thành nhà ga hàng hóa hàng không kiểu mẫu tại Việt Nam và khu vực, nhanh chóng ứng dụng năng lượng tái tạo, khai thác diện tích mái trống hiện có để tiết kiệm chi phí năng lượng, bổ sung doanh thu và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm, bảo vệ môi trường”.

Hương Giang

BẢN DESKTOP