Doanh nghiệp

Hệ sinh thái Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản đang làm ăn sao?

  • Tác giả : Minh Quang
Hệ sinh thái Mường Thanh hoạt động chính trong lĩnh vực khách sạn và bất động sản. Những thành viên nổi bật của Mường Thanh group là: Công ty Tập đoàn Mường Thanh, Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, Công ty Bemes.

Như Trithuccuocsong.vn đã đưa tin, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa truy tố ông Lê Thanh Thản – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh về tội Lừa dối khách hàng.

He sinh thai Muong Thanh cua ong Le Thanh Than dang lam an sao?
Chuỗi khách sạn Mường Thanh có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Chuỗi khách sạn, bất động sản "khủng"
Ông Lê Thanh Thản sinh năm 1949 tại Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An được biết đến với biệt danh “Đại gia Điếu cày”. Ông Thản đã dày công xây dựng sáng lập Tập đoàn Mường Thanh với hệ sinh thái đa dạng tuy nhiên hoạt động kinh doanh chủ yếu từ lĩnh vực bất động sản và khách sạn.

Một số doanh nghiệp lõi trong hệ sinh thái làm lên tên tuổi của “Đại gia Điều cày” như: Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh, Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên, Công ty CP Sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes.

Thương vụ làm ăn đầu tiên của ông Thản là xây dựng khách sạn đầu tiên của Lai Châu tại Điện Biên vào năm 1993 và được đưa vào hoạt động đúng thời điểm kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên. Tuy nhiên, sau đó tỉnh Lai Châu đã đề nghị ông nhượng lại khách sạn Điện Biên và trao đổi bằng một lô đất có giá trị khác.

Chính từ lô đất này, ông đã xây dựng nên khách sạn Mường Thanh Điện Biên, tiền thân của chuỗi khách sạn Mường Thanh hiện nay, và được đưa vào hoạt động từ tháng 7/1997.

Tới nay, hệ thống Mường Thanh Hospitality có gần 60 khách sạn với 6 thương hiệu khác nhau, bao gồm Mường Thanh, Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand, Mường Thanh Holiday, Mường Thanh Green Land, Mường Thanh Golf Club.

Hệ thống khách sạn Mường Thanh được công nhận là Tập đoàn khách sạn tư nhân lớn nhất ở châu Á với trên 10.000 phòng, chiếm khoảng 1/10 tổng số phòng tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên ở Việt Nam.

Tập đoàn Mường Thanh đã mở rộng sang những lĩnh vực mới như giải trí, thể dục thể thao, vật phẩm lưu niệm... Những thương hiệu như Mường Thanh Safari Diễn Lâm (Vườn thú lớn nhất miền Bắc), VRC (Trung tâm giải trí đa chức năng), Fitness Plus (Trung tâm Finess & Yoga 5 sao), DreamKid (Khu vui chơi học tập dành cho trẻ em), Hoa Ban Gift Shop (Chuỗi cửa hàng Lưu niệm cao cấp)... đều ghi nhận thành công của Tập đoàn này.

Năm 2003 đã đánh dấu bước ngoặt trên con đường phát triển của Mường Thanh khi ông Thản quyết định chuyển hướng đầu tư về Hà Nội và cho ra đời Mường Thanh Linh Đàm.

Tại Hà Nội, doanh nghiệp này bắt đầu đưa ra những sản phẩm bất động sản giá rẻ đánh vào thị hiếu đa số người có nhu cầu, nhưng cũng để xảy ra nhiều sai phạm trong trật tự xây dưng, xây không theo quy hoạch, tăng tầng, tăng phòng.

Điển hình như: CT5 Tân Triều; VP6 Linh Đàm; HH1, HH2, HH3, HH4 thuộc ô CC6 khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm; CT6 Kiến Hưng, VP5 Linh Đàm và VP3 Linh Đàm do 3 dự án còn lại (gồm khu đô thị Xa La; dự án CT11, CT12 khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, Q.Hoàng Mai; dự án Đại Thanh, H.Thanh Trì);…

He sinh thai Muong Thanh cua ong Le Thanh Than dang lam an sao?-Hinh-2
Dự án CT6 Kiến Hưng khiến ông Lê Thanh Thản "ngã ngựa".

Những thành viên lõi

Tìm hiểu cho thấy, Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên là cái tên đầu tiên cũng quan trọng bậc nhất trong hệ sinh thái Tập đoàn Mường Thanh do ông Lê Thanh Thản dày công xây dựng phát triển lớn mạnh như ngày nay.

Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên được thành lập năm 1993, do đích thân ông Lê Thanh Thản đứng tên chủ sở hữu, với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là dịch vực lưu trú ngắn ngày và sở hữu chuỗi khách sạn Mường Thanh dày đặc trên cả nước.

Còn Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh được ông xây dựng từ năm 2012 và chuyển giao chức vụ Tổng Giám đốc cho con gái là bà Lê Thị Hoàng Yến (SN 1987).

Tới ngày 14/7/2020, vốn điều lệ của Tập đoàn Mường Thanh đạt 2.688,5 tỷ đồng. Trong đó, ông Thản nắm giữ 68,54% cổ phần, bà Yến nắm giữ 19% cổ phần, còn lại 12,46% cổ phần do 2 cá nhân Đỗ Trung Kiên và Lê Hải An nắm giữ.

Đến tháng 8/2022, ông Lê Thanh Thản tiếp tục tăng vốn điều lệ của Tập đoàn mình lên mức 2.799 tỷ đồng.

Công ty CP Sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes cũng do chính ông Lê Thanh Thản là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Doanh nghiệp này là chủ đầu tư dự án CT6 Kiến Hưng khiến “Đại gia Điếu cày” ngã ngựa.

Một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái Mường Thanh của ông Thản là Công ty Công ty CP Phát triển Địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land). Doanh nghiệp này không do ông Thanh Thản tự tay xây dựng ban đầu mà ông có được thông qua một thương vụ “thâu tóm”.

Năm 2016 Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh của “đại gia Điếu cày” đã mua lại 95% cổ phần của Cienco5 Land. Cienco5 Land chính là doanh nghiệp dự án thực hiện dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) vốn dĩ được UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) thông qua đề xuất dự án triển khai thực hiện vào tháng 12/2007.

Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 41,5 km, bắt đầu khởi công vào năm 2008 giai đoạn 1 với chiều 19,9 km (từ Km00 - Km19+900). Dự án đối ứng cho đoạn đường này là Khu đô thị mới Thanh Hà A và Thanh Hà B - Cienco5 (quận Hà Đông, Hà Nội) có tổng diện tích gần 400ha (Thanh Hà A 195,51ha, Thanh Hà B 193,22ha).

Giai đoạn 2 của dự án (từ Km19+900 - Km41+500) có chiều dài 21,6 km, với quỹ đất đối ứng là Dự án Khu đô thị Mỹ Hưng, tại xã Cự Khê, xã Mỹ Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội), quy mô 182 ha.

Thực tế Cienco5 Land đã triển khai Khu đô thị mới Thanh Hà, và đang tiếp tục tranh chấp với công ty mẹ Cienco5 quyền được triển khai giai đoạn 2 dự án BT và quỹ đối ứng 182ha của Hà Nội.

Minh Quang

BẢN DESKTOP